Nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 89 - 90)

6. Kết cấu luận văn

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mạ

3.2.4. Nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ

KTNB là một trong những tuyến phòng ngừa rủi ro hiệu quả của NHTM, thực hiện tốt chức năng KTNB sẽ giúp cho các nhà quản trị phát hiện được những sai sót, kẽ hở có nguy cơ phát sinh rủi ro trong quy định, quy trình và thực tiễn tác nghiệp tại từng khâu, bộ phận kinh doanh của ngân hàng. Từ đó có thể hồn thiện chính sách, quy trình, quy định và từng bước nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro. Trong những năm qua KTNB đã thực hiện khá tốt nhiệm vụ của mình, nhất là trong hoạt động tín dụng, đã phát hiện nhiều trường hợp sai phạm liên quan đến công tác thẩm định, đề xuất cho vay, thu nợ,... gây rủi ro tín dụng cho ngân hàng và đã có nhiều kiến nghị xử lý kịp thời, hạn chế rủi ro phát sinh về sau. Tuy nhiên, thực tế cho thấy công tác KTNB chưa đáp ứng được kỳ vọng của Ban lãnh đạo, chưa phát hiện và cảnh báo nhiều rủi ro mang tính hệ thống, trong một số trường hợp công tác KTNB thường đi sau khi sai phạm đã bị “đổ bể”. Vì thế, yêu cầu tăng cường vai trò

và hiệu lực của KTNB là điều cần thiết và cần phải thực hiện ngay từ bây giờ:

− Nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, kiến thức về luật các TCTD cho các kiểm toán viên nội bộ, nâng cao tính độc lập trong cơng tác kiểm tốn. Ưu tiên tuyển dụng các nhân sự có kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm tra và am hiểu nhiều lĩnh vực khác và phải có phẩm chất trung thực, độc lập và khách quan. Một số vị trí quan trọng cần phải đạt bằng cấp kiểm toán viên nhà nước, kiểm toán viên quốc tế.

− Kế hoạch kiểm tốn khơng đặt nặng kiểm tốn các đơn vị KPP theo định kỳ thời gian mà phải căn cứ trên cơ sở phân tích, đánh giá rủi ro của các đơn vị. Thay đổi phương pháp kiểm toán đặt nặng vấn đề kiểm soát sau, chủ yếu rà soát hồ sơ chứng từ phát hiện sai sót về sự tuân thủ quy định của đơn vị sang phương pháp kiểm toán theo định hướng rủi ro, ưu tiên nguồn lực kiểm tốn những nơi có rủi ro cao, phát hiện sai phạm có tính quy trình, hệ thống, những “lỗ hỏng” kiểm sốt có thể gây rủi ro cho ACB.

− Đặc biệt, cơng tác KTNB hiện nay hồn tồn tập trung phát hiện sai sót do chưa tuân thủ quy trình nghiệp vụ nội bộ của ACB, do đó KTNB cần thay đổi, cải tiến hoạt động kiểm tốn để có thể phát hiện những sai phạm liên quan đến quy định của pháp luật, những thiếu sót trong quy định nội bộ của ACB so với quy định của pháp luật, quy định nội bộ của ACB chưa tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật, hoặc quy định nội bộ của ACB chưa phù hợp với thực tế, chưa hiệu quả, cịn chồng chéo, khó hiểu,...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)