Về phía Ngân hàng nhà nước Việt nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 99 - 101)

6. Kết cấu luận văn

3.3. Một số kiến nghị đối với các cơ quan hữu quan

3.3.1. Về phía Ngân hàng nhà nước Việt nam

3.3.1.1. Tăng cường thực hiện thanh tra, giám sát, kiểm soát ngân hàng của Ngân hàng Nhà Nước đối với hệ thống Ngân hàng thương mại

Chức năng thanh tra, giám sát và kiểm soát của NHNN đối với hệ thống NHTM có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, nhằm giúp và tạo điều kiện cho hệ thống NHTM hoạt động ổn định, an tồn và có hiệu quả hơn.

Hoạt động của NHTM với mục tiêu chủ yếu là lợi nhuận và vì chạy theo lợi nhuận dễ làm cho các NHTM vi phạm luật pháp, bất chấp luật pháp hoặc coi thường luật pháp làm “rối” thị trường, vì thế NHNN cần phải tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát và kiểm sốt của NHNN và khơng ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, giám sát và kiểm soát của NHNN đối với hệ thống NHTM đảm bảo phát hiện kịp thời những sai phạm của NHTM, gây mất ổn định thị trường tài chính ngân hàng, từ đó có biện pháp xử lý nghiêm minh, nhằm ngăn chặn hoặc đề phòng sự tái diễn các sai phạm, giúp thị trường tài chính ngân hàng vận hành an tồn, minh bạch và có hiệu quả hơn.

3.3.1.2. Hồn thiện hệ thống nghị định, thông tư, quy chế liên quan đến hoạt động ngân hàng

Là cơ quan chuyên trách quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng, NHNN cần nhanh chóng hồn thiện một bộ khung pháp lý có tính đồng bộ, minh bạch và áp dụng đầy đủ hơn các thiết chế và chuẩn mực quốc tế về an toàn đối với hoạt động tiền tệ, ngân hàng, hạn chế tối đa những quy định mang nặng tính hành chính, xóa bỏ phân biệt đối xử giữa các loại hình TCTD và loại bỏ các hình thức bảo hộ, bao cấp trong lĩnh vực ngân hàng. Từ đó tạo ra mơi trường pháp lý ổn định, làm cơ sở định hướng cho hoạt động của NHTM, thúc đẩy cạnh tranh cơng bằng và

bảo đảm an tồn hệ thống.

3.3.1.3. Nâng cao chất lượng của Trung tâm thơng tin tín dụng (CIC)

Nâng cao chất lượng của Trung tâm thơng tin tín dụng (CIC) có ý nghĩa rất quan trọng đối với NHTM, góp phần làm giảm thiểu rủi ro tín dụng cho các ngân hàng. Theo quy định, tất cả tình hình quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng với khách hàng, gồm cả khách hàng vay là cá nhân và doanh nghiệp đều phải báo cáo về kho dữ liệu thông tin của NHNN hay cịn gọi là Trung tâm thơng tin tín dụng (CIC). Trong q trình thẩm định để xét duyệt cấp tín dụng cho khách hàng, ngân hàng sẽ tra cứu thông tin qua hệ thống CIC để cập nhật thơng tin về lịch sử tín dụng của khách hàng, thơng qua đó ngân hàng sẽ biết được lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng có nợ xấu hay khơng, khách hàng có quan hệ tín dụng với bao nhiêu tổ chức và dư nợ hiện tại của khách hàng bao nhiêu,... Đây thật sự là nguồn thông tin quan trọng để ngân hàng tham khảo trước khi xem xét cấp tín dụng cho khách hàng, giúp cho ngân hàng phịng tránh được rủi ro tín dụng một cách hiệu quả, tránh được tình trạng cho vay đối với khách hàng đang phát sinh nợ xấu, đang vay nợ quá mức tại nhiều TCTD khác,...

NHNN cần hồn thiện hệ thống thơng tin tín dụng theo hướng nâng cao ứng dụng cơng nghệ thơng tin, hồn thiện kho dữ liệu thơng tin, đa dạng hóa nguồn thơng tin cung cấp, đảm bảo nguồn thông tin cung cấp được cập nhật đầy đủ, chính xác và kịp thời. Đồng thời, NHNN tăng cường thanh tra, giám sát nguồn thông tin mà các NHTM cung cấp và có biện pháp xử lý kiên quyết đối với những TCTD vi phạm chế độ báo cáo thơng tin tín dụng như: báo cáo thiếu, báo cáo thơng tin sai lệch, cố tình che dấu tình trạng quan hệ tín dụng của khách hàng,....

3.3.1.4. Đẩy nhanh tiến độ tái cấu trúc hệ thống ngân hàng

Đầu năm 2012, Chính phủ đã ban hành quyết định 254/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt đề án "Cơ cấu lại hệ thống TCTD giai đoạn 2011 - 2015" do Thủ tướng Chính phủ ban hành, trong đó đặt ra một số lựa chọn trong chuyển dịch cơ cấu, bao gồm cả việc cho phép NHNN trực tiếp mua cổ phần của các ngân hàng yếu kém; tăng giới hạn quyền sở hữu đối với các ngân hàng nước ngoài trong các TCTD trong

nước; khuyến khích các ngân hàng mạnh mua lại tài sản có chất lượng tốt và mua lại các khoản vay từ các ngân hàng yếu kém và cho phép các ngân hàng bán các khoản nợ khó địi cho Cơng ty kinh doanh nợ và tài sản,...

NHNN phải đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại số ngân hàng yếu kém, từng bước nâng cao năng lực tài chính, năng lực hoạt động của các NHTM, xây dựng hệ thống ngân hàng vững mạnh, hiện đại đạt trình độ phát triển tiên tiến trong khu vực. Đồng thời, NHNN sớm nghiên cứu và thành lập Công ty mua bán nợ xấu trực thuộc NHNN để mua lại nợ xấu cho các NHTM, giúp các NHTM khơi thông được nguồn vốn đang ứ đọng, giảm thiểu rủi ro tín dụng cho ngân hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng.

3.3.1.5. Nghiên cứu, ban hành các quy định cụ thể về cơng cụ tín dụng phái sinh

NHNN sớm nghiên cứu, ban hành các quy định cụ thể về cơng cụ tín dụng phái sinh như: hốn đổi tín dụng, quyền chọn tín dụng,.... để các NHTM sớm triển khai áp dụng, giúp các ngân hàng vừa đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng, vừa phịng ngừa và phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng.

3.3.1.6. Hồn thiện quy trình xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ

Mặc dù theo quy định, cụ thể theo Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ tại điểm 4, điều 34 cho phép TCTD có quyền xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Tuy nhiên, trong thực tế việc xử lý TSĐB phải qua nhiều công đoạn, liên quan đến nhiều cơ quan Nhà nước mất rất nhiều thời gian, dẫn đến nợ xấu tồn động kéo dài, gây ứ đọng vốn khơng chỉ đối với các NHTM mà cịn đối với cả nền kinh tế. Vì vậy, NHNN cần phối hợp với các bộ ngành có liên quan để hồn thiện thủ tục xử lý TSĐB, đẩy nhanh tiến độ xử lý, tháo gỡ khó khăn trong cơng tác xử lý nợ xấu cho NHTM, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cho NHTM và khơi thơng được nguồn vốn cho nền kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)