Chất lượng nguồn nhân lực tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 73 - 76)

6. Kết cấu luận văn

2.6. Phân tích một số yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín

2.6.2.1. Chất lượng nguồn nhân lực tín dụng

Khả năng đào tạo và tái đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực quản lý là yếu tố đảm bảo khả năng cạnh tranh mạnh của ACB. Nguồn nhân lực của ACB với 93% là đại học và trên đại học được tuyển chọn, đào tạo căn bản cả trong lẫn ngồi nước được coi là nguồn nhân lực có trình độ cao hiện nay.

Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực tín dụng hiện nay vẫn cịn một số hạn chế, vẫn cịn nhiều những cán bộ tín dụng khơng đáp ứng được u cầu cơng việc mặc dù đã qua các khóa đào tạo nội bộ của ngân hàng, và đặc biệt là có khơng ít những cán bộ tín dụng, kể cả giám đốc đơn vị KPP, thối hóa đạo đức nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm kém, không minh bạch trong công tác thẩm, cấu kết khách hàng nhằm tư lợi cá nhân, nhũng nhiễu khách hàng,.... Những cán bộ tín dụng này đã góp phần làm giảm chất lượng dịch vụ ngân hàng, và nghiêm trọng hơn là gây thất thoát tài sản cho ngân hàng, gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh, uy tín ngân hàng, giảm khả năng cạnh tranh của ngân hàng, gây khó khăn cho ngân hàng trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, nhất là hoạt động tín dụng của ngân hàng.

2.6.2.2. Quy trình tín dụng

Nhìn chung, các bước thực hiện trong quy trình cho vay của ACB dần dần được chun mơn hóa và thực hiện tập trung. Cơng tác thẩm định khách hàng, thẩm định TSĐB, công chứng đăng ký TSĐB, xử lý và thu hồi nợ xấu được chuyển giao cho các Trung tâm hoặc công ty trực thuộc ngân hàng thực hiện vừa đảm bảo được tính chun mơn cao, vừa đảm bảo tính độc lập và khách quan, hạn chế được rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Tuy nhiên, quy trình tín dụng vẫn cịn một số điểm hạn chế,

chưa theo thơng lệ quốc tế về quản trị rủi ro tín dụng: chưa tách bạch triệt chức năng tiếp thị, quan hệ khách hàng và chức năng thẩm định khách hàng; cơng tác kiểm sốt hồ tín dụng, kiểm tra, giám sát khách hàng sau cho vay chưa độc lập và khách quan, dễ dẫn đến rủi ro cho vay đối với những khách hàng không đạt chuẩn nhưng được nhân viên tiếp thị kiêm thẩm định trình bày sai lệch thơng tin khách hàng, rủi ro không xử lý nợ sớm do nhân viên bao che tình hình thực tế khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, tình hình tài chính khách hàng giảm sút sau cho vay,....Từ đó làm tăng rủi ro nợ xấu cho ngân hàng, làm giảm chất lượng tín dụng, làm giảm hiệu quả hoạt động tín dụng ngân hàng.

2.6.2.3. Chính sách tín dụng

ACB xây dựng định hướng chính sách và hoạt động tín dụng phù hợp với tình hình kinh tế vĩ mơ, tình hình của ngành tài chính ngân hàng. Định hướ ng tín dụng theo hướng hoạt động tín dụng hiệu quả, quản lý rủi ro tín dụng và đảm bảo an toàn trong việc sử dụng vốn vay. Giai đoạn 2008-2011, tình hình kinh tế vĩ mơ chưa ổn định, hoạt động tài chính ngân hàng có nhiều biến động, ACB đã phải thay đổi chính sách tín dụng nhiều lần để phù hợp với tình hình. Chính sách tín dụng ACB khá rõ ràng, cung cấp cho cán bộ tín dụng và nhà quản lý một khung chỉ dẫn để phân nhóm, xếp loại khách hàng, phân cấp xét duyệt,... và định hướng danh mục đầu tư tín dụng của ngân hàng. Nhìn chung, ACB ln thực hiện một chính sách tín dụng thận trọng, điều này đã làm giảm khả năng mở rộng quy mơ tín dụng, tăng hiệu suất sử dụng vốn, tăng thu nhập cho ngân hàng. Tuy nhiên, chính sách tín dụng thận trọng đã giúp ngân hàng hạn chế được rủi ro tín dụng, hạn chế nợ xấu, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng.

2.6.2.4. Lãi suất

Giai đoạn 2008-2011, môi trường kinh tế vĩ mô chưa ổn định, diễn biến lạm phát khá phức tạp. Lãi suất chịu tác động lớn của lạm phát nên cũng biến động thường xuyên, NHNN nhiều lần điều chỉnh lãi suất cơ bản, quy định khống chế trần lãi suất huy động và cho vay. Việc lãi suất thay đổi liên tục và bị khống chế trần lãi suất đã gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến tình hình hoạt động tín dụng của NHTM.

Giai đoạn 2008-2011, các ngân hàng TMCP nói chung và ACB nói riêng đã phải thay đổi rất nhiều lần biểu lãi suất của mình để phù hợp với tình hình chung của thị trường. Nhìn chung, mức lãi suất của ACB bám khá sát tình hình thị trường, khơng có chênh lệch nhiều so với lãi suất của các đối thủ cạnh tranh.

Hạn chế đối với lãi suất của ACB là chưa linh động, chưa có chính sách ưu đãi lãi suất cho khách hàng truyền thống, khách hàng mục tiêu, khách hàng luôn mở rộng giao dịch với ACB và xem ACB là ngân hàng giao dịch chính của khách hàng. Các khách hàng này là những khách hàng trung thành với ACB và mang lại nguồn thu nhập ổn định và không ngừng gia tăng cho ACB. Việc chưa có chính sách lãi suất ưu đãi lãi suất đối với khách hàng đã làm hạn chế khả năng thu hút, khuyến khích khách hàng không ngừng mở rộng giao dịch với ACB, giúp ACB mở rộng quy mô và hiệu quả hoạt động kinh doanh.

2.6.2.5. Sản phẩm

Với định hướng đa dạng hóa sản phẩm và hướng đến khách hàng để trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu của Việt Nam, các sản phẩm tín dụng mà ACB cung cấp rất phong phú, đáp ứng nhu cầu đa dạng của mọi thành phần kinh tế, trong đó tập trung chủ yếu vào các phân đoạn khách hàng mục tiêu, bao gồm cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa. ACB là ngân hàng đi đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam cung cấp các sản phẩm tín dụng như: cho vay trả góp mua nhà, nền nhà, sửa chữa nhà; cho vay sinh hoạt tiêu dùng; cho vay tín chấp dựa trên thu nhập người vay, cho vay du học,... đối với KHCN, cho vay bổ sung vốn lưu động, tài trợ và đồng tài trợ các dự án đầu tư tài trợ xuất nhập khẩu, bao thanh toán,... đối với KHDN nhỏ và vừa.

Tuy nhiên, hạn chế sản phẩm của ACB là chưa phát triển mạnh các gói hoặc bó sản phẩm, bán chéo, bán kết hợp sản phẩm, chưa chú trọng đến sản phẩm có liên quan đến tài khoản lương, tài khoản giao dịch chính của khách hàng tại ACB, từ đó làm giảm khả năng mở rộng và phát triển các sản phẩm dịch vụ đặc trưng đến từng phân khách hàng, giảm khả năng thiết lập được mối quan hệ ngày càng sâu và rộng giữa ngân hàng với khách hàng, chưa giúp ngân hàng khai thác tối đa tiềm năng thu

nhập từ khách hàng để mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)