Hệ số giới hạn huy động vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 28 - 29)

6. Kết cấu luận văn

1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng

1.3.1.2. Hệ số giới hạn huy động vốn

Hệ số giới hạn huy động vốn đo lường giữa Vốn huy động và Vốn tự có của ngân hàng. Hệ số này đưa ra nhằm mục đích giới hạn mức huy động vốn của ngân hàng để tránh tình trạng ngân hàng huy động vốn vượt quá mức bảo vệ của vốn tự có làm cho ngân hàng có khả năng mất khả năng chi trả. Về mặt lý thuyết mức độ huy động vốn càng lớn so với vốn tự có càng chứng tỏ cơng tác huy động vốn được chú trọng và có kết quả cao, càng có điều kiện để mở rộng tín dụng. Tuy nhiên, mức độ huy động vốn được giới hạn không quá 20 lần vốn tự có, điều đó có nghĩa là Hệ số giới hạn huy động vốn lớn hơn hoặc bằng 5%.

1.3.1.3. Lãi suất huy động bình quân:

Vốn tự có

Tổng nguồn vốn huy động Hệ số giới hạn

Vốn huy động được xem là nguồn vốn đầu vào của hoạt động tín dụng, chi phí huy động vốn, chi phí tiền lãi phải trả cho khách hàng gửi tiền, cũng chính là chi phí đầu vào của hoạt động tín dụng. Vì vậy, chi phí huy động vốn có ảnh hưởng lớn đến kết quả của hoạt động tín dụng, chi phí này càng cao càng làm giảm hiệu quả hoạt động tín dụng và ngược lại.

Lãi suất bình qn đầu vào là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính trong cơng tác huy động vốn của ngân hàng. Đảm bảo huy động vốn tăng trưởng, đáp ứng được nhu cầu phát triển hoạt động tín dụng của ngân hàng nhưng với lãi suất hợp lý (thấp nhất có thể), đây là điều mà nhà quản trị ngân hàng quan tâm hàng đầu, vì như vậy sẽ làm gia tăng lợi nhuận hoạt động tín dụng của ngân hàng.

1.3.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng

1.3.2.1. Chỉ tiêu đánh giá quy mơ tín dụng

Dư nợ tín dụng: là chỉ tiêu phản ánh quy mơ hoạt động tín dụng của ngân

hàng, dư nợ tín dụng càng cao chứng tỏ quy mơ hay thị phần hoạt động tín dụng của ngân hàng càng lớn.

Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng:

Hoạt động tín dụng là mảng hoạt động chính của ngân hàng, mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng, vì thế tăng trưởng dư nợ tín dụng là điều cần thiết để mở rộng quy mô và tăng trưởng lợi nhuận cho ngân hàng, tuy nhiên nếu phát triển dư nợ quá mức sẽ dễ dẫn đến rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)