Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 68 - 70)

6. Kết cấu luận văn

2.5. Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng

Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

Những hạn chế trong hoạt động tín dụng của ACB có ngun nhân rất lớn từ tình hình kinh tế cịn nhiều khó khăn, kinh tế tăng trưởng chậm, nhiều doanh nghiệp khó khăn, phá sản,.... tuy nhiên nguyên nhân chính là từ phía ngân hàng. Sau đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến những hạn chế trong hoạt động tín dụng của ngân hàng TMCP Á Châu:

− Chậm cải tiến cơng tác quản lý rủi ro tín dụng theo thơng lệ quốc tế. Cơng tác quản lý rủi ro tín dụng hiện tại do Ban chính sách và quản lý tín dụng đảm nhiệm đã bộc lộ nhiều hạn chế, chưa thiết lập được mơ hình, ngun

tắc, quy trình quản lý rủi ro cụ thể và thống nhất, chưa theo kịp diễn biến rủi ro tín dụng ngày càng lớn và phức tạp trong giai đoạn kinh tế khó khăn kéo dài. Ban lãnh đạo ACB cũng đã nhận thấy điều này và vào đầu năm 2011, ACB đã thành lập Ủy ban quản lý rủi ro với mục tiêu nâng tầm công tác quản lý rủi ro tín dụng theo thơng lệ tốt nhất của quốc tế, tuy nhiên từ khi thành lập đến nay Ủy ban quản lý rủi ro hầu như chưa đi vào hoạt động, chưa xây dựng được mơ hình, ngun tắc, quy trình quản lý rủi ro mới theo thơng lệ quốc tế, chưa đảm bảo rủi ro tín dụng được quản lý một cách tốt nhất và hiệu quả nhất. Và đây là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình hình nợ xấu ACB tăng nhanh từ năm 2010 đến nay và chưa có dấu hiệu được kiểm sốt.

− Chất lượng nguồn nhân lực tín dụng vẫn cịn một số hạn chế, đạo đức nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm của một số cán bộ tín dụng chưa cao, việc minh bạch trong công tác thẩm định cịn yếu kém, cịn có hiện tượng nhũng nhiễu khách hàng, cấu kết khách hàng nhằm tư lợi cá nhân, gây ảnh hưởng đến uy tín và chất lượng tín dụng của ngân hàng.

− Chưa có chính sách thu hút, phát triển khách hàng mục tiêu: chưa có hính sách chăm sóc khách hàng mục tiêu, chính sách ưu đãi lãi suất vay cho khách hàng mục tiêu, làm giảm khả năng cạnh tranh của ngân hàng trong việc thu hút, phát triển khách hàng mục tiêu.

− Quy trình tín dụng chưa tách bạch giữa chức năng kinh doanh với chức năng thẩm định khách hàng, cơ chế kiểm sốt tín dụng, kiểm tra, giám sát khách hàng chưa độc lập và khách quan, dễ phát sinh sai phạm cố ý làm sai lệch thông tin, làm tăng rủi ro nợ xấu cho ngân hàng.

− Chưa chú trọng phát triển mạng lưới KPP đến các đơ thị, thành phố ngồi TP.HCM và Thủ đô Hà Nội, khi mà việc phát triển thị phần tín dụng tại TP.HCM và thành phố Hà Nội ngày càng khó khăn do sự cạnh tranh gây gắt của rất nhiều ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngồi nước, ACB thực sự gặp khó khăn để thúc đẩy tăng trưởng dư nợ tín dụng.

− Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng thấp hơn so các đối thủ cạnh tranh đồng đẳng chủ yếu là do hiệu suất sử dụng vốn của ACB thấp hơn nhiều so với các đủ thủ cạnh tranh, nếu ACB tăng hiệu suất sử dụng vốn và duy trì tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu ở mức thấp thì các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của ACB chắc chắn sẽ được cải thiện rất nhiều.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)