Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại một số nƣớc châu Âu và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 30 - 31)

Tác dụng của ngân hàng điện tử là nhằm cung cấp thêm kênh giao dịch và tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng có nhiều cơ chế thanh tốn, chủ yếu là làm giảm chi phí giao dịch, quá trình giao dịch nhanh hơn, an tồn hơn, và thuận tiện hơn. Nên dịch vụ ngân hàng điện tử càng ngày càng phát triển.

Theo Forrester (11/2007), ngân hàng trực tuyến đã phát triển dần dần ở Anh trong thập kỷ qua và hiện đang đƣợc sử dụng bởi 31% ngƣời trƣởng thành, khoảng 15 triệu ngƣời. Nhƣng tăng trƣởng đã chậm lại trong vài năm qua. Đó là do chỉ có 46% ngƣời sử dụng Internet của Vƣơng quốc Anh truy cập tài khoản ngân hàng trực tuyến, 74% thƣờng xuyên mua sắm trực tuyến. Đến năm 2012, đƣợc dự kiến sẽ có 44% ngƣời trƣởng thành sử dụng ngân hàng trực tuyến ở Anh, tức là hơn 22 triệu ngƣời.

Ngân hàng trực tuyến đã phát triển ổn định tại Pháp trong thập kỷ qua, thúc đẩy mạnh mẽ bởi sự tăng trƣởng trong tổng thể những ngƣời sử dụng Internet, và hiện đang đƣợc sử dụng bởi 31% ngƣời trƣởng thành, khoảng 15 triệu ngƣời. Tăng trƣởng sẽ duy trì với một tỷ lệ tƣơng tự trong năm năm tới, bởi vì ngƣời dùng tại

Pháp đang ngày càng trở nên tự tin với kênh giao dịch này và bởi vì các ngân hàng đã có nhiều cố gắng để thuyết phục khách hàng, sử dung dịch vụ ngân hàng trực tuyến, bắt đầu với việc giảm bớt hoặc loại bỏ những chi phí mà nhiều Ngân hàng vẫn còn áp đặt đối với khách hàng sử dụng dịch vụ này. Đến năm 2013, dự kiến sẽ có 42% ngƣời trƣởng thành tại Pháp sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến, khoảng gần 22 triệu ngƣời. (theo Forrester, 02/2008).

Với chỉ có 12% khách hàng tại Thụy Điển là giao dịch với các Ngân hàng thông qua các chi nhánh, Thụy Điển là nƣớc có ngƣời sử dụng hệ thống chi nhánh ngân hàng thấp nhất ở châu Âu. Các ngân hàng Thụy Điển đã thành cơng trong việc khuyến khích phần lớn các khách hàng của họ chuyển qua sử dụng các kênh giao dịch thông qua máy ATM ( 83%) và ngân hàng trực tuyến (71%).(theo Forrester 05/2009).

Forrester cũng dự đoán, vào các năm 2012/2013, tại Hà Lan sẽ có 81% khách hàng sẽ sử dụng ngân hàng Internet và tại Đức là 47% .

Ở khu cực Châu Á – Thái Bình Dƣơng, Singapore và Hồng Kông phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử từ rất sớm. Tại Hồng Kơng dịch vụ ngân hàng điện tử có từ năm 1990, còn tại Singapore dịch vụ ngân hàng cung cấp qua internet có từ năm 1997. Trung Quốc mới tham gia ngân hàng trực tuyến từ năm 2000 nhƣng cũng đã có rất nhiều cải tiến chiến lƣợc trong lĩnh vực này.

Ngân hàng điện tử, đặc biệt là internet-banking, sản phẩm ngân hàng trực tuyến đã tạo một bộ mặt mới cho ngành ngân hàng và có những ảnh hƣởng đáng kể trong thị trƣờng tài chính, ngân hàng. Theo thống kê trong báo cáo mới đây của Hiệp hội viễn thơng quốc tế có hơn 2 tỷ ngƣời sử dụng internet tƣơng đƣơng với 1/3 dân số thế giới, trong đó hơn 1 tỷ ngƣời sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử. Điều này cho thấy tiềm năng phát triển ngân hàng theo hƣớng hiện đại, một thế giới mà đồng tiền điện tử thống trị và mang lại hiệu quả tối ƣu nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)