Định hƣớng phát triển của VCB đến năm 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 70 - 73)

3.1.1 Tầm nhìn của VCB đến năm 2020

Xây dựng VietComBank thành tập đoàn đầu tƣ tài chính ngân hàng đa năng trên cơ sở áp dụng các thơng lệ quốc tế tốt nhất, duy trì vai trò chủ đạo tại Việt Nam và trở thành một trong 70 định chế tài chính hàng đầu Châu Á ( khơng kể Nhật ) vào năm 2015 – 2020, có phạm vi hoạt động quốc tế.

3.1.2 Chiến lƣợc phát triển của VCB đến năm 2020

VCB xác định chiến lƣợc phát triển tập trung vào các nội dung :

- Tiếp tục đổi mới và hiện đại hóa tồn diện mọi mặt hoạt động – bắt kịp với trình độ khu vực và thế giới.

- Tranh thủ thời cơ, phát huy lợi thế có sẵn của VCB cũng nhƣ của các cổ đông mới – phát triển, mở rộng lĩnh vực hoạt động một cách hiệu quả theo cả chiều rộng và chiều sâu.

Mục tiêu chiến lƣợc cụ thể :

Thứ nhất, Tăng cƣờng năng lực quản trị điều hành và hiện đại hóa cơng nghệ

ngân hàng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và sử dụng vốn.

Thứ hai, tăng cƣờng năng lực tài chính bảo đảm an tồn hoạt động và phát triển

Thứ ba, nâng cao sức cạnh tranh của Vietcombank trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Thứ tư, giữ vững Vietcombank là một trong những ngân hàng có vai trị chủ đạo trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Thứ năm, trở thành một Tập đồn tài chính đa năng (Financial Holdings) có quy mơ đứng trong số từ 50 đến 70 Tập đồn tài chính lớn nhất Châu Á vào giai đoạn 2015 – 2020.

Thứ sáu, có quy mơ trên 30 tỷ USD tổng tích sản và vốn chủ sở hữu cần có khoảng 2 tỷ USD vào năm 2015.

Thứ bảy, Có cơ cấu tổ chức và mô thức quản trị hiện đại, áp dụng các chuẩn

mực và thôn lệ quốc tế tốt nhất, sẵn sàng cho hội nhập và phát triển.

Thứ tám, Có phạm vi hoạt động trong nƣớc và tại các thị trƣờng tài chính thế giới, cũng nhƣ mở rộng phạm vi hoạt động khơng chỉ trong dịch vụ tài chính/ngân hàng thơng qua các nghiệp vụ đầu tƣ tài chính, mua bán, sáp nhập cơng ty và phát triển các doanh nghiệp mới.

Thứ chín, Ứng dụng nền tảng công nghệ hiện đại tiên tiến nhất, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của quả trị cũng nhƣ các sản phẩm/tiện ích phục vụ khách hàng với chất lƣợng cao.

Thứ mười, Phát triển nguồn nhân lực thông qua các giải pháp đào tạo, tuyển dụng nguồn nhân tài trong và ngoài nƣớc cũng nhƣ thu hút chất xám từ các khu vực kinh tế phát triển.

3.1.3 Định hƣớng Công tác CNTT và dịch vụ ngân hàng điện tử của VCB trong thời gian tới trong thời gian tới

Căn cứ định hƣớng hoạt động của ngân hàng trong thời gian tới và xu thế công nghệ, VCB đề ra các yêu cầu và định hƣớng công tác CNTT và dịch vụ ngân hàng điện tử của VCB trong thời gian tới đây nhƣ sau :

Thứ nhất, với chiến lƣợc phát triển VCB trở thành một định chế tài chính đa

năng hàng đầu ở Việt Nam, CNTT cần phải đáp ứng đƣợc yêu cầu phục vụ các hoạt động của lĩnh vực ngân hàng thƣơng mại, hoạt động ngân hàng đầu tƣ, hoạt động bảo hiểm …, công nghệ phải giúp ngƣời điều hành quản trị tốt hoạt động kinh doanh và ra quyết định kinh doanh kịp thời sát với thực tế thị trƣờng. Theo đó cơng nghệ phải hỗ trợ cung cấp các số liệu báo cáo tức thời nhanh chóng và chính xác, ứng dụng và phát triển cơng nghệ phải đảm bảo đƣợc tính bảo mật và an tồn cả bên trong ( nội bộ) và từ bên ngoài.

Thứ hai, Ƣu tiên phát triển CNTT, biến đây thành lợi thế cạnh tranh của

Vietcombank nói chung và từng sản phẩm dịch vụ của Vietcombank nói riêng, nâng cao năng lực cạnh tranh trên cơ sở cung cấp các sản phẩm, dịch vụ hiện đại, tiện lợi và chất lƣợng, đảm bảo mục tiêu chiến lƣợc của Vietcombank là phục vụ khách hàng mọi nơi, mọi lúc. Khi quảng bá một sản phẩm dịch vụ ra thị trƣờng cần lƣu ý quảng bá đƣợc công nghệ gắn với sản phẩm đó.

Thứ ba, Nguyên tắc phát triển công nghệ thời gian tới phải bám sát chiến lƣợc

phát triển CNTT của ngành Ngân hàng theo chỉ đạo chung của NHNN và định hƣớng phát triển cơng nghệ của Chính phủ, phù hợp với xu thế và thông lệ quốc tế nhƣng đồng thời vẫn phải đảm bảo tính khả thi, tính đặc thù của Việt Nam và của Vietcombank, xây dựng chi tiết lộ trình đầu tƣ và có sự đánh giá việc thực hiện theo thời kỳ đảm bảo việc đầu tƣ tiết kiệm và hiệu quả.

Thứ tư, Trung tâm Tin Học phải căn cứ vào xu thế phát triển công nghệ của thế

giới, ngành và của các đối thủ để tham mƣu cho Ban lãnh đạo trong việc xác định đƣợc đối tƣợng, mục tiêu, quy mơ đầu tƣ và lộ trình đầu tƣ cho CNTT.

Thứ năm, các bộ phận làm công tác CNTT cần tƣơng tác với các bộ phận chuyên môn, chủ động nắm và hiểu thêm các nội dung chuyên môn để đẩy mạnh việc phát triển các sản phẩm dịch vụ mới cũng nhƣ gia tăng thêm các tiện ích của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đang có. Đồng thời các bộ phận chun mơn phải phối hợp ngay từ đầu với bộ phận CNTT, đƣa ra các yêu cầu cụ thể để việc phối hợp đƣợc tốt hơn nhằm rút ngắn thời gian trong quá trình xử lý tác nghiệp, cho ra đời các sản phẩm dịch vụ mới cũng nhƣ gia tăng giá trị mới cho sản phẩm dịch vụ.

Thứ sáu, Về Trung tâm dự phòng , định hƣớng sẽ xây dựng một trung tâm dự

phịng của hệ thống đặt tại trung tâm cơng nghệ cao Láng Hòa Lạc đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kỹ thuật và khoảng cách tới địa điểm chính. Về lâu dài sẽ thiết lập Trung tâm dự phòng khu vực tại TP.HCM.

Thứ bảy, phấn đấu là một trong các ngân hàng đứng đầu thị trƣờng ngân hàng

điện tử về cả về thị phần, mạng lƣới và đa dạng các sản phẩm dịch vụ, phấn đấu đứng đầu trong một số phân khúc thị trƣờng xác định. Là ngân hàng có chất lƣợng dịch vụ tốt nhất trên thị trƣờng ngân hàng điện tử tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)