Là một nƣớc đang phát triển với tham vọng trở thành một trong những siêu cƣờng kinh tế của thế giới, Trung Quốc hiểu đƣợc tầm quan trọng của TMĐT và đã nỗ lực trong việc phát triển các sáng kiến khác nhau của TMĐT bao gồm cả dịch vụ ngân hàng điện tử. Thị trƣờng TMĐT Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng và đạt khoảng 654,3 tỷ USD vào năm 2010.
Để giải quyết sự cạnh tranh leo thang do việc mở cửa của ngành ngân hàng cho ngƣời nƣớc ngoài, các Ngân hàng trong nƣớc của Trung Quốc đã chủ động trong việc xây dựng và thực hiện các chiến lƣợc để thúc đẩy phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử.
Đầu tiên ngân hàng điện tử đƣợc giới thiệu bởi ngân hàng Merchant trong năm 1997, với các hình thức của hệ thống thanh tốn internet. Các ngân hàng lớn khác tiếp bƣớc giới thiệu dịch vụ ngân hàng điện tử của mình sau đó 1998 và 1999. Dịch vụ ngân hàng trực tuyến với các chức năng thơ sơ nhƣ thanh tốn hóa đơn điện tử và quản lý quỹ cho khách hàng bán lẻ và doanh nghiệp dần đƣợc triển khai từ năm 1999 và 2001.
Tiếp đó nhằm giải quyết nhu cầu cho sự quản lý tài khoản, cung cấp các chức năng bổ sung tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tƣ nhƣ mua bán cổ phiếu, tiền tệ và các quỹ, cùng với đó các chức năng cơ bản nhƣ thanh tốn hóa đơn và chuyển khoản cũng cần phải phát triển để cải thiện các chức năng sử dụng và thuận tiện cho khách hàng. Lúc này các mối quan tâm về độ tin cậy và bảo mật của dịch vụ ngân hàng điện tử đƣợc đặt lên hàng đầu, các Ngân hàng đã triển khai hệ thống bảo mật “U Shield” - USB security token – vào năm 2002.
Đến năm 2008, theo báo cáo nghiên cứu về lĩnh vực ngân hàng điện tử của cơ quan tài chính Trung Quốc có khoảng 20% chủ tài khoản ngân hàng đã sử dụng dich vụ ngân hàng điện tử và khoảng 40% chủ tài khoản của công ty thực hiện giao dịch trực tuyến.
Nhƣ trƣờng hợp của Cơ quan tài chính Trung Quốc - China Financial Institution (CFI), một trong bốn ngân hàng lớn thuộc sở hữu nhà nƣớc ở Trung Quốc – họ đã cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử ở Trung Quốc đại lục vào năm 2003, cung cấp cho khách hàng của mình những cách thức mới thực hiện giao dịch ngân hàng. CFI đã mô tả các dịch vụ ngân hàng điện tử của họ đã tạo nên sức mạnh cốt lõi và nền tảng kinh doanh cho họ. Để đạt đƣợc mục tiêu đi đầu trong lĩnh vực ngân hàng điện tử, CFI đã tăng cƣờng đội ngũ quản lý trực tuyến, khuyến khích đào tạo nhân viên, cải thiện chiến lƣợc tiếp thị và tăng cƣờng các chƣơng trình tiếp cận khách hàng. Tại thời điểm 2008, CFI đã có đƣợc 40,29 triệu khách hàng ngân hàng điện tử (bao gồm 10,89 triệu ngân hàng Internet và 7,2 triệu khách hàng điện thoại ngân hàng di động) .
Nhận thức đƣợc các lợi ích chính nhƣ cải thiện dịch vụ khách hàng, hiệu quả kinh doanh và cắt giảm chi phí, từ dịch vụ ngân hàng điện tử, CFI đã thành công trong việc giảm áp lực truy cập và thời gian chờ đợi của khách hàng, bằng cách chuyển một phần khách hàng qua sử dụng các dịch vụ điện tử với các tính năng nhƣ cung cấp sự tiện lợi, dễ sử dụng và dễ dàng truy cập các dịch vụ ngân hàng. Hơn nữa, ngân hàng điện tử đã cho phép CFI giải quyết thành công sự gia tăng nhanh chóng khối lƣợng giao dịch ngân hàng bán lẻ, mà khơng có sự gia tăng đáng kể chi phí nhân sự.
Bên cạnh sự thuận lợi từ dịch vụ ngân hàng điện tử, CFI cũng đã gặp phải sự miễn cƣỡng, khó chịu của một số khách hàng khi đƣợc giới thiệu sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử. CFI đã cố gắng để giảm thiểu sự khó chịu này thơng qua các sáng kiến khác nhau nhƣ cung cấp một hệ thống thử nghiệm (demo) cho phép ngƣời dùng có một thử nghiệm về việc sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử và những nỗ lực tiếp thị khác nhau…cùng với đó là sự cạnh tranh của các ngân hàng trong nƣớc cũng nhƣ nƣớc ngồi, để vƣợt qua áp lực đó CFI đã đầu tƣ nhiều hơn vào dịch vụ của mình, nhƣ cải tiến các tính năng bảo mật, cung cấp các dịch vụ nhắc nhở điện tử (e-AlertService) để nhắc nhở khách hàng, sử dụng chứng thực điện tử (e-Cert) với
hai yếu tố xác thực để tăng cƣờng tính năng bảo mật trong việc thực hiện dịch vụ ngân hàng điện tử để thu hút khách hàng.
Ngoài áp lực cạnh tranh, sự hỗ trợ của chính phủ cũng là một điều kiện để dịch vụ ngân hàng điện tử đƣợc phát triển mạnh mẽ ở Trung Quốc. Sự hỗ trợ của chính phủ đƣợc thể hiện theo hai cách. Thứ nhất, Chính phủ Trung Quốc thiết lập một mơi trƣờng thân thiện với TMĐT-tại Trung Quốc, chính phủ đã dành các khoản đầu tƣ lớn để cải tạo cơ sở hạ tầng và nền tảng công nghệ thông tin quốc gia trong những năm gần đây, hệ thống pháp luật về TMĐT và các quy định cũng đã đƣợc điều chỉnh và thông qua để cung cấp hành lang pháp lý bảo vệ cho các hoạt động của TMĐT nói chung. Thứ hai, chính phủ cũng trực tiếp cung cấp các khuyến khích tài chính để thúc đẩy phát triển ngân hàng điện tử. Theo đó CFI và các ngân hàng nhà nƣớc khác đƣợc nhận hỗ trợ tài chính từ chính phủ cho việc tái cơ cấu tổ chức nhằm phát triển ngân hàng điện tử của họ, trong năm 2004, Chính phủ Trung Quốc đầu tƣ 45 tỷ USD vào CFI và các Ngân hàng thuộc sở hữu mình. Từ sự tiếp sức mạnh mẽ từ chính phủ, đã giúp tối ƣu hóa hoạt động tổ chức của CFI và thành lập một cơ sở ổn định cho sự phát triển của ngân hàng điện tử và các hoạt động TMĐT khác
Mặc dù các cải tiến gần đây đƣợc thực hiện để cải tạo cơ sở hạ tầng và nền tảng công nghệ thông tin quốc gia, cơ sở hạ tầng TMĐT ở Trung Quốc vẫn không đáp ứng đầy đủ nhu cầu phát triển, chất lƣợng kém của dịch vụ mạng viễn thông là một trở ngại lớn cho các ngân hàng (trong đó có CFI) cung cấp một số dịch vụ nhƣ ngân hàng di động. Các mạng viễn thông hiện tại khơng có khả năng hỗ trợ đủ băng thông cho các nhu cầu bảo mật của các ứng dụng ngân hàng điện tử mới, đã hạn chế đáng kể việc sử dụng rộng rãi của khách hàng, do đó hạn chế khả năng tăng trƣởng và phát triển. Cùng với đó sự thiếu quy định của pháp luật vẫn là một trong những trở ngại cho sự phát triển ngân hàng điện tử trong hoạt động ngân hàng, việc thiếu minh bạch và công bằng trong các hệ thống pháp quyền Trung Quốc đã gây ra sự mất lòng tin trên diện rộng đối với khả năng thực thi pháp luật của nhà nƣớc, khách hàng hoài nghi về khả năng của nhà nƣớc trong việc bảo vệ lợi ích của họ và đảm bảo an ninh của hoạt động trực tuyến.