2.1.2.1 Huy động vốn
Năm 2010 tổng nguồn vốn huy động Sacombank (quy VND) đạt 126.202 tỷ đồng tăng 39.867 tỷ đồng, tương ứng tăng 46% so với cuối năm 2009, thị phần huy động chiếm 4,8% trong toàn ngành. Như vậy, theo đà phục hồi của nền kinh tế và sự ổn định của hệ thống tài chính ngân hàng trong năm, tốc độ tăng trưởng huy động vốn của năm 2010 ở mức khá cao so với năm 2009.
Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn huy động (ĐVT: tỷ đồng)
Khoản mục Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng
TCTD 4.306 7,4% 6.006 6,96% 20.296 16,08% TCKT&dân cư 53.283 90,09% 78.497 90,92% 103.804 82,25% Ủy thác 1.014 1,7% 1.832 2,12% 2.102 1,67%
Cộng 58.613 100% 86.335 100% 126.202 100%
“Nguồn: Báo cáo tài chính của Sacombank” [1]
Nguồn vốn huy động của Sacombank chủ yếu từ các tổ chức kinh tế và dân cư. Năm 2010 Sacombank đã huy động từ khu vực này 103.804 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 82,25% trong tổng huy động, tăng 25.307 tỷ đồng, tương ứng tăng 32,24% so với năm 2009. Tuy nhiên về tỷ trọng cơ cấu huy động thì huy động từ tổ chức kinh tế và
dân cư thời điểm cuối năm 2010 giảm mạnh so với thời điểm cuối năm 2009 (từ mức 90,92% xuống 82,25%). Huy động từ các TCTD chiếm 16,08% tổng vốn huy động tương đương 20.296 tỷ đồng.
Tóm lại, tốc độ tăng trưởng huy động vốn của Sacombank trong các năm gần đây là khá cao. Nguồn vốn huy động tập trung ở khu vực dân cư và ủy thác từ các tổ chức tài chính nước ngồi với mức lãi suất huy động phù hợp. Đây là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả kinh doanh của NH, đồng thời thể hiện vị thế của NH.
2.1.2.2 Hoạt động tín dụng
Cuối năm 2010, tổng dư nợ tín dụng của Sacombank là 77.486 tỷ đồng, tăng 21.989 tỷ đồng, tương ứng tăng 39,62% so với năm 2009, thị phần cho vay chiếm 3,6% tổng dư nợ của ngành NH. Dư nợ tín dụng chủ yếu là từ KH tổ chức kinh tế và dân cư, cho vay các TCTD chiếm tỷ trọng rất thấp.
Tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2010 có phần chậm lại so với đà tăng của năm 2009, nguyên nhân là do nền kinh tế nhìn chung vẫn cịn những khó khăn nhất định sau phục hồi, trong khi năm 2010 nền kinh tế khơng tiếp tục nhận được những gói giải pháp hỗ trợ của Chính phủ như năm 2009.
Bảng 2.2: Cơ cấu dư nợ (ĐVT: tỷ đồng)
Khoản mục Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng
TCTD 31 0,09% 249 0,45% 127 0,16%
TCKT&dân cư 33.677 99,91% 55.248 99,55% 77.359 99,84%
Cộng 33.708 100% 55.497 100% 77.486 100%
“Nguồn: Báo cáo tài chính của Sacombank” [1]
Nhìn chung, trong những năm gần đây Sacombank đã kiểm sốt tăng trưởng tín dụng phù hợp với kế hoạch đề ra và đã đăng ký với NHNN. Điểm nổi bật là Sacombank đã tích cực hưởng ứng chủ trương của Chính phủ về hỗ trợ lãi suất và đã triển khai các chương trình cho vay có trọng điểm như tài trợ xuất khẩu gạo, thủy hải sản ở khu vực miền Tây, tài trợ xuất khẩu cà phê ở Tây Nguyên và tham gia đồng tài trợ một số dự án đầu tư cơ sở hạ tầng của Chính Phủ,…
Bảng 2.3: Dư nợ cho vay của một số ngân hàng thương mại (ĐVT: tỷ đồng)
Ngân hàng 2008 2009 2010 Tăng trưởng 2009 2010
NH TMCP Á Châu 34,346 62,021 86.647 80.58% 39,71% NH Xuất Nhập Khẩu Việt Nam 21,232 38,382 62.346 80.77% 62,44% NH TMCP Kỹ Thương 26,343 42,113 52.928 59.86% 25,68% NH TMCP Sài Gòn Hà Nội 6,253 12,829 24.301 105.17% 89,42% NH Công Thương Việt Nam 120,752 162,335 233.062 34.44% 43,57% NH Ngoại Thương Việt Nam 112,793 140,547 175.600 24.61% 24,94% So sánh với các NHTM cổ phần (trừ các NHTM Nhà nước cổ phần hóa) thì dư nợ của Sacombank tính đến cuối năm 2009 đứng thứ 2 trên tồn hệ thống sau ACB. Cịn về tốc độ tăng trưởng so với tốc độ tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế Việt Nam thì tốc độ tăng trưởng của Sacombank là khá cao.
2.1.2.3 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ, thanh toán, hoạt động thẻ
- Hoạt động thanh toán của Sacombank ngày càng phát triển do ứng dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến theo hướng tự động hóa, mở rộng dịch vụ. Năm 2010, doanh số chuyển tiền đi và đến trong và ngoài hệ thống đạt 2.834.292 tỷ đồng tăng 1.227.087 tỷ đồng so với năm 2009. Doanh số thanh số quốc tế năm 2010 tăng trưởng khá cao đạt 5.726 triệu USD (bằng USD và ngoại tệ khác quy đổi), tăng 1.550 triệu USD, tương ứng tăng 37% so với năm 2009.
- Hoạt đông kinh doanh ngoại tệ: Doanh số mua bán năm 2010 đạt 37.390 triệu USD, tăng 9.131 triệu USD tương ứng tăng 32,31% so với năm 2009.
- Hoạt động thẻ: Tổng số thẻ phát hành năm 2010 là 279.674 thẻ, tăng 94% so với năm 2009, nâng tổng số thẻ đang lưu hành đến 31/12/2010 là 590.036 thẻ, trong đó thẻ thanh tốn chiếm 81%, thẻ tín dụng chiếm 6% và thẻ trả trước 13%.
2.1.2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu kinh doanh cơ bản (ĐVT: tỷ đồng)
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Tăng trưởng 2009 2010
Tổng tài sản 67.469 98.474 141.799 45,95% 44,00% Tổng thu nhập kinh doanh 2.284 3.644 4.613 59,50% 26,59% Lợi nhuận trước thuế 1.091 1.901 2.426 74,32% 27,62% Lợi nhuận sau thuế 973 1.484 1.799 52,51% 21,23%
ROE 13,14% 16,56% 15,04%
ROA 1,49% 1,79% 1,50%
“Nguồn: Báo cáo tài chính của Sacombank” [1]
Mặc dù trong năm 2010, tình hình kinh tế vẫn chưa thực sự thuận lợi cho ngành NH, nhưng Sacombank cũng đã được những kết quả kinh doanh khá tốt. Đến cuối năm 2010, tổng tài sản đạt 141.799 tỷ đồng tăng 44% so với năm 2009; chủ yếu là do có sự tăng trưởng mạnh của dư nợ cho vay (đạt 77.486 tỷ đồng tăng 39,62% so với năm 2009)
Biểu đồ 2.1: Quy mô hoạt động
Lợi nhuận sau thuế đạt 1.799 tỷ đồng, tăng 315 tỷ đồng tương ứng tăng 21,23% so với năm 2009. Tăng trưởng lợi nhuận của Sacombank tăng chậm so với các năm trước là do năm 2010 nền kinh tế vẫn cịn nhiều khó khăn sau phục hồi, sự biến động nhanh và không lường trước được của lãi suất và tỷ giá ngoại tệ.
Nhìn chung, tình hình kinh doanh thể hiện qua các chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh các năm gần đây của Sacombank là khá tốt trong bối cảnh nền kinh tế vẫn cịn nhiều
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 160,000 0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% 100.00% 120.00% 140.00% 160.00% 180.00% 63,364 67,469 98,474 141,799 155.80% 6.40% 45.90% 44.00%
2.2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SACOMBANK 2.2.1 Hệ thống nhận diện rủi ro tín dụng tại Sacombank
Để nhận diện được rủi ro tín dụng phải theo dõi, xem xét, nghiên cứu mơi trường hoạt động và chính sách quy định cho vay để thống kê các dạng RRTD, nguyên nhân từng thời kỳ và dự báo được những nguyên nhân tiềm ẩn có thể gây ra RRTD. Trước hết, ta tìm hiểu các quy định liên quan đến hoạt động cho vay tại Sacombank.
2.2.1.1 Chính sách tín dụng hiện hành của Sacombank
Chính sách tín dụng được hội đồng quản trị ban hành lần đầu vào ngày 03/03/2004 và được thay đổi, chỉnh sửa qua từng thời kỳ cho phù hợp với tình hình hoạt động thực tế nhằm điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng để hạn chế tối đa RRTD phát sinh. Chính sách tín dụng đề ra những nguyên tắc và chuẩn mực căn bản phải tuân thủ nhằm có thể quản lý rủi ro trong tầm kiểm soát và chấp nhận được.
2.2.1.1.1 Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động tín dụng
- Việc phân tích và quyết định cấp tín dụng, trước hết phải dựa trên cơ sở khả năng quản lý, thị trường tiêu thụ sản phẩm, hoạt động kinh doanh, khả năng phát triển trong tương lai, tình hình tài chính và khả năng trả nợ của KH, sau đó mới dựa vào tài sản đảm bảo của KH.
- KH phải sử dụng vốn vay đúng mục đích, hồn trả vốn và lãi vay đúng hạn
- Khi cho vay ngoại tệ, phải tuân thủ quy định của NHNN về quản lý ngoại hối.
2.2.1.1.2 Thị trường mục tiêu
Thị trường mục tiêu của Sacombank bao gồm: các doanh nghiệp vừa và nhỏ có tiềm năng phát triển, ưu tiên sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ của NH, có hoạt động xuất nhập khẩu; các cá nhân có đăng ký kinh doanh.
2.2.1.1.3 Điều kiện cấp tín dụng
Sacombank chỉ xem xét cho vay đối với các KH hội đủ các điều kiện: có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự; mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp; có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ vay trong thời hạn cam kết; có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh dịch vụ khả thi, có hiệu quả, phù hợp với pháp luật; thực hiện các thủ tục về bảo đảm tiền vay theo quy định.
2.2.1.1.4 Trường hợp khơng cấp tín dụng hoặc cấp tín dụng hạn chế
− Trường hợp khơng cấp tín dụng:
Sacombank không cho vay, bảo lãnh hoặc chấp nhận bên thứ ba bảo lãnh vay vốn đối với các trường hợp quy định tại điều 77 Luật các TCTD 1997.
KH cá nhân nhỏ hơn 18 tuổi, lớn hơn 65 tuổi
KH hoạt động trong lĩnh vực mà thị trường không chấp nhận, rủi ro cao; lỗ trong hai năm liền kề; năng lực quản lý và kinh doanh yếu kém; cung cấp thông tin cho NH không trung thực; có thơng tin tiêu cực từ CIC, đang bị truy tố hoặc chịu các biện pháp chế tài của cơ quan pháp luật,
Các khoản vay mua sắm các tài sản hoặc các chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật không cho phép, các hoạt động gây nguy hại đến môi trường,… − Trường hợp hạn chế cấp tín dụng:
Sacombank khơng cấp tín dụng khơng có tài sản bảo đảm hoặc ưu đãi đối với các đối tượng quy định tại điều 78 Luật các TCTD năm 1997
Mối quan hệ của bên bảo lãnh và bên vay vốn không phải là quan hệ ruột thịt hoặc không phải là thành viên cơng ty, bên bảo lãnh có tuổi 65 trở lên.
2.2.1.1.5 Tài sản đảm bảo
Các tài sản sau đây được Sacombank chấp nhận làm tài sản bảo đảm:
Bảng 2.5 Tài sản bảo đảm
STT Loại tài sản đảm bảo Tỷ lệ cấp tín dụng
01 Số dư tài khoản tiền gửi tại Sacombank, thẻ tiết kiệm hoặc giấy
tờ có giá do Sacombank phát hành 100% 02 Tín phiếu, trái phiếu do Chính Phủ, NHNN phát hành 100% 03 Bộ chứng từ L/C xuất khẩu được Sacombank chấp nhận 95% 04 Tín phiếu, trái phiếu do chính quyền tỉnh, thành phố phát hành 90% 05 Số dư tài khoản tiền gửi của các TCTD khác 90%
06 Hàng hóa 80%
07 Nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm 80% 08 Nhà ở, nhà làm việc, nhà xưởng, kho tàng 70%
09 Giá trị quyền sử dụng đất, quyền thuê đất 70%
10 Phương tiện vận chuyển 70%
11 Máy móc thiết bị 60%
12 Vàng, Ngoại tệ có thể chuyển đổi dễ dàng, Cổ phiếu, trái phiếu của các công ty
Theo quy định từng thời kỳ
“Nguồn: Chính sách tín dụng Sacombank” [2]
Các trường hợp cho vay vượt tỷ lệ cấp tín dụng tối đa nêu trên và các trường hợp cấp tín dụng khơng có tài sản bảo đảm sẽ do Hội đồng tín dụng quyết định trong từng trường hợp cụ thể.
2.2.1.2 Quy trình cấp tín dụng
Quy trình cấp tín dụng tại Sacombank hướng dẫn chi tiết các quy trình tác nghiệp cụ thể trong q trình cấp tín dụng, gồm các bước cơ bản sau:
2.2.1.2.1 Tiếp thị, thu thập hồ sơ và đề xuất nhu cầu
NVQHKH chịu trách nhiệm chính trong cơng tác tìm kiếm và tiếp thị KH. Sau khi tiếp thị KH thành công, NVQHKH hướng dẫn dẫn KH hoàn tất hồ sơ thủ tục.
2.2.1.2.2 Thẩm định
- Sau khi KH bổ sung hồ sơ, NVQHKH đánh giá sơ bộ về hồ sơ vay: tính pháp lý, tình hình kinh doanh, tình hình tài chính, nguồn thu nhập, nhu cầu KH, tài sản bảo đảm, quá trình giao dịch với các TCTD (thu thập thơng tin CIC).
- Tiếp theo, NVQHKH phối hợp với NVTĐ thực hiện xác minh thực tế để trao đổi về nhu cầu cấp tín dụng và xem thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của KH, tài sản bảo đảm,…
- NVTĐ lập tờ trình thẩm định:
Phân tích kiểm tra chứng từ pháp lý, tình hình hoạt động, tình hình tài chính, phương án kinh doanh, nguồn thu nhập, tài sản bảo đảm.
Tham khảo thông tin về sản phẩm, thị trường, dự báo thị trường về sản phẩm kinh doanh của KH và các đơn vị cạnh tranh với KH;
Đánh giá tình hình quan hệ với Sacombank và các TCTD khác (nếu có); Thực hiện chấm điểm XHTD tự động;
Đánh giá các rủi ro khi cấp tín dụng và đề ra các biện pháp hạn chế rủi ro; Đề xuất cấp tín dụng.
2.2.1.2.3 Phê duyệt:
- Các cấp có thẩm quyền ra quyết định phê duyệt hồ sơ cấp tín dụng;
- Ý kiến phán quyết phải ghi rõ số tiền, thời hạn cho từng hình thức và khoản mục cấp tín dụng; trường hợp khơng đồng ý cấp tín dụng phải ghi rõ lý do
2.2.1.2.4 Hoàn chỉnh hồ sơ và triển khai phán quyết
- Nhân viên kiểm sốt tín dụng kiểm tra đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ, các điều kiện cấp tín dụng (nếu có); lập hợp đồng tín dụng/hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng đảm bảo tiền vay và hoàn tất các thủ tục ký kết hợp đồng theo đúng quy định;
- Khi KH có nhu cầu giải ngân, căn cứ vào nhu cầu thực tế và nội dung phê duyệt, giao dịch viên tín dụng thực hiện các thủ tục giải ngân trên hệ thống.
- Việc lưu trữ hồ sơ sẽ do Bộ phận quản lý tín dụng thực hiện.
2.2.1.2.5 Kiểm tra, quản lý và thu hồi nợ
Bộ phận quản lý tín dụng phối hợp với các phòng/bộ phận nghiệp vụ liên quan khác tại Chi nhánh thực hiện công tác quản lý và thu hồi nợ.
2.2.1.2.6 Tất tốn
Sau khi KH hồn tất nghĩa vụ thanh toán các khoản dư nợ NVQHKH, nhân viên kiểm sốt tín dụng tiến hành tất tốn hồ sơ tín dụng của KH.
2.2.1.2.7 Lưu hồ sơ
Bộ phận quản lý tín dụng lưu hồ sơ tất tốn tại Chi nhánh trong một năm, sau đó chuyển về kho lưu trữ theo thứ tự lưu quy định.
2.2.1.3 Tổ chức thực hiện
Trong thời gian gần đây, Sacombank đã có sự thay đổi cơ bản trong cơ cấu tổ chức bộ máy và quy trình cấp tín dụng phù hợp với mơ hình quản lý RRTD theo chuẩn Basel. Từ năm 2008 trở về trước, nhân viên tín dụng quản lý hồ sơ cấp tín dụng kể từ khi KH có nhu cầu vay vốn cho đến khi họ tất toán khoản vay tại Sacombank bao gồm tiếp thị, thẩm định, đề xuất, thu nợ, kiểm tra sau cho vay. Đến năm 2009 cơ cấu tổ chức liên quan đến mảng tín dụng được thực hiện như sau:
- Phịng cá nhân: thực hiện cơng tác tư vấn, bán hàng, tiếp thị đối với các sản phẩm thuộc mảng cá nhân
- Phòng doanh nghiệp: thực hiện công tác tư vấn, bán hàng, tiếp thị đối với các sản phẩm thuộc mảng doanh nghiệp
- Phịng Thẩm định: thực hiện cơng tác thẩm định tất cả hồ sơ tín dụng
- Bộ phận quản lý tín dụng: có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của hồ sơ vay trước, trong và sau khi cho vay; quản lý nợ vay; theo dõi danh mục cho vay,... Việc tổ chức bộ máy như trên đã tách bạch giữa công tác bán hàng và thẩm định giúp cho hoạt động cấp tín dụng khách quan hơn, hiệu quả hơn nhằm quản lý được rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, trong thời gian qua cơ cấu tổ chức này thường xuyên thay đổi gây khó khăn trong hoạt động cấp tín dụng bởi mỗi lần chuyển đổi cần có thời gian quá độ để nhân viên ở các khâu thích nghi với cơng việc mới.
Nhìn chung, các chính sách quy định trên đã giúp hoạt động cấp tín dụng tại