Đối với giai đoạn trước khi cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại sacombank (Trang 74 - 77)

3.2.1 .2Nâng cao hiệu quả thực thi của quy trình cấp tín dụng

3.2.1.2.1 Đối với giai đoạn trước khi cho vay

* Kiểm tra thông tin khách hàng

dụng là cơ sở để Sacombank phân tích đánh giá, và đi đến quyết định cấp tín dụng cho KH, nếu thơng tin có sự sai lệch thì sẽ dẫn đến việc ra quyết cấp tín dụng khơng đúng dẫn đến rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NH. Vì vậy, việc kiểm tra các thơng tin trên đóng vai trị rất quan trọng việc cấp tín dụng.

Việc kiểm tra có thể dựa trên 3 nguồn thơng tin chính: KH, thơng tin nội bộ NH và thơng tin CIC. NVQHKH, NVTĐ khơng được hồn tồn tin tưởng mà các thông tin KH cung cấp mà phải có phương pháp phỏng vấn trực tiếp KH và một số đối tượng có liên quan kết hợp với các thơng tin có được từ hệ thống nội bộ NH và CIC để chọn lọc, phân tích kiểm tra tính chính xác của thơng tin. Ngoài ra, đối với những trường hợp đặc biệt, chúng ta cần có sự kết hợp với một số cơ quan ban ngành (cơ quan thuế, đơn vị kiểm tốn,…), các đối tác của KH để đối chiếu thơng tin do KH cung cấp.

* Giai đoạn thẩm định

Nếu nói việc thu thập, kiểm tra thông tin KH là giai đoạn cơ sở thì thẩm định là giai đoạn tiên quyết trong q trình cấp tín dụng. Phần lớn những RRTD phát sinh từ những sai lầm trong công tác thẩm định. Cho nên, chúng ta cần lưu ý đến các vấn đề sau khi thẩm định hồ sơ cấp tín dụng:

- Việc xác định mục đích vay chính xác là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu, bởi thực tế rất nhiều khoản nợ xấu xuất phát từ nguyên nhân KH sử dụng vốn sai mục đích. Do đó, NVTĐ cần đề xuất các biện pháp hạn chế việc sử dụng sai mục đích, chẳng hạn: đối với doanh nghiệp phải yêu cầu giải ngân trực tiếp cho bên bàn hàng và phải có chứng từ sử dụng vốn cụ thể, xác định rõ chủ thể sử dụng vốn đối với các hồ sơ có bảo lãnh của bên thứ ba; đối với cho vay mua bán nhà giải ngân trực tiếp cho người bán nhà và phải đánh giá chính xác giá trị thực tế của việc mua bán chuyển nhượng;…

- Khi thẩm định phương án vay vốn, NVTĐ trước hết đánh giá phần vốn tự có của KH tham gia phương án, yêu cầu KH chứng minh nguồn vốn tự có tham gia, vì điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng thực hiện phương án kinh doanh của KH.

- Xác định đúng thời gian vay và thời gian trả nợ của KH cũng là một biện pháp để hạn chế RRTD. Thời gian trả nợ quá ngắn sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của KH, thời gian trả nợ quá dài có thể dẫn đến KH sử dụng vốn sai mục đích. NVTĐ phải xác định thời hạn vay, trả nợ của KH phải căn cứ vào dòng tiền của KH, tránh tình trạng vì áp lực tăng trưởng mà xác định theo yêu cầu của KH.

- Thay đổi phương thức tính nhu cầu vốn của KH doanh nghiệp. Hiện nay, việc tính tốn nhu cầu vốn của phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng tại Sacombank vẫn tính theo phương pháp bình qn; tuy nhiên phương pháp này chưa thực sự phản ánh đúng nhu cầu thực tế của KH bởi phương pháp này không xác định chính xác nhu cầu vốn tối đa mà chỉ xác định được nhu cầu vốn bình qn trong năm . Do đó, cần tính tốn nhu cầu vốn theo phương thức lưu chuyển tiền tệ. Bởi, phương pháp này tính tốn được dịng tiền dự kiến của doanh nghiệp, từ đó xác định nhu cầu tiền trong từng thời kỳ, và đánh giá nhu cầu tiền lớn nhất trong năm; trên cơ sở đó xác định hạn mức cho vay tối đa đối với KH;

- NVQHKH, NVTĐ cần tránh quan điểm cho vay hoàn toàn dựa vào tài sản bảo đảm vì vấn đề xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ trên thực tế là rất khó khăn, hơn nữa quá trình này mất khá nhiều thời gian.

- NVTĐ cần nêu ra và đánh giá cụ thể những rủi ro về thị trường, tài sản bảo đảm, khả năng thanh toán,… đối với từng hồ sơ vay trong tờ trình thẩm định và để Ban lãnh đạo có cái nhìn hệ thống về rủi ro, từ đó đưa ra biện pháp khắc phục, bởi cho vay là hoạt động ln ln tiềm ẩn rủi ro, cho nên phịng ngừa là biện pháp hạn chế rủi ro tốt nhất.

* Giai đoạn quyết định cho vay

Trước khi lãnh đạo NH quyết định cho vay thì cần phải tập hợp một số thơng tin về thị trường, chính sách kinh tế,… để có cái nhìn hệ thống về rủi ro có thể xảy ra trong một bối cảnh cụ thể trước khi ra quyết định.

Việc ra quyết định cho vay cần phải có sự kiểm tra kỹ lưỡng thay vì kiểm tra sơ sài và quyết định theo đề nghị của NVTĐ thì hiệu quả phịng ngừa rủi ro sẽ cao hơn.

Hiện nay, phán quyết cấp tín dụng tại Sacombank được phân cấp theo hạn mức vay và theo mức độ rủi ro. Đối với các hồ sơ có mức độ phức tạp, hạn mức cao sẽ do Ủy Ban Tín Dụng, Hội Đồng Tín Dụng phê duyệt. Tuy nhiên, thành viên của các cấp phê duyệt này thường kiêm nhiệm khơng có thời gian nghiên cứu hồ sơ nhiều do đó có thể dẫn đến rủi ro trong q trình phê duyệt. Vì vậy, cần có các thành viên chuyên trách trong các cấp phê duyệt này để đảm bao an toàn cho khoản vay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại sacombank (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)