Nguyên nhân từ phía khách hàng vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại sacombank (Trang 58)

2.3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại Sacombank

2.3.1.1 Nguyên nhân từ phía khách hàng vay

2.3.1.1.1 Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích

Tất cả các doanh nghiệp khi vay vốn NH đều có các phương án kinh doanh cụ thể, khả thi. Để đảm bảo khả năng trả nợ theo như kế hoạch kinh doanh đã thẩm định thì địi hỏi doanh nghiệp phải sử dụng nguồn vốn đã giải ngân vào đúng mục đích kinh doanh thì mới đảm bảo dịng tiền về đúng hạn để trả nợ. Vì vậy việc sử dụng vốn khơng đúng mục đích rất nguy hiểm, sẽ ảnh hưởng đến dòng tiền của doanh nghiệp và làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay cho NH, hệ quả là dẫn đến phát sinh nợ xấu. Trong thời gian vừa qua, tại Sacombank đã xảy ra các trường hợp dùng vốn kinh doanh để đầu tư chứng khoán, bất động sản, tiêu dùng cá nhân, dùng vốn ngắn hạn đầu tư trung dài hạn,… Và các khoản vay này thường có các đặc điểm:

- Cho vay theo hình thức hạn mức tín dụng nhưng khơng kiểm sốt được mục đích sử dụng vốn.

- Số tiền vay quá lớn so với nhu cầu vốn lưu động thực sự của KH. Thông thường, KH đề nghị số tiền vay cao hơn so với nhu cầu thực tế của họ nhằm phịng trường hợp khi có các thương vụ kinh doanh ngồi dự kiến. Tuy nhiên, trong

một số trường hợp khi thấy số tiền vay chưa sử dụng hết KH lại dùng vốn vay để sử dụng cho mục đích khác làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho NH;

- Do một số quy định thắt chặt tiền tệ của NN trong thời gian vừa qua nên nguồn vốn sử dụng cho vay trung dài hạn là không nhiều, việc xét duyệt cho vay trung dài hạn khó khăn nên một số KH đề nghị vay ngắn hạn để sử dụng cho mục đích trung dài hạn (đầu tư máy móc thiết bị, đầu tư nhà xưởng,…);

- Thời hạn cho vay dài hơn mức cần thiết so với chu kỳ dòng tiền của KH dẫn đến khi dòng tiền hoạt động sản xuất kinh doanh về nhưng chưa đến hạn trả nợ thì KH sử dụng nguồn tiền nhàn rỗi vào mục đích khác;

- KH nhận tiền vay để chuyển khoản cho các cơng ty có cùng chủ sở hữu hoặc các cơng ty có thành viên có mối quan hệ gia đình với KH.

2.3.1.1.2 Khách hàng vay hộ, vay dùm

Trường hợp này dẫn đến người vay là một người, còn người trả nợ lại là người khác, mà NH lại không nắm được khả năng tài chính của người trả nợ vay tất yếu sẽ dẫn đến nợ quá hạn. Thực tế đã phát sinh một số trường hợp vay hộ như sau:

- Một số KH có tài sản nhưng khơng có hoặc khơng chứng minh được tiềm lực tài chính để trả nợ biết là rất khó để NH xét duyệt cho vay nên đề nghị một KH khác có đủ khả năng tài chính vay hộ và dùng tài sản của mình làm tài sản thế chấp để bảo lãnh cho khoản vay,

- Cũng có trường hợp các đơn vị bán xe lấy danh nghĩa của mình để vay vốn hộ cho KH mua xe; do có KH mua xe khơng chứng minh được thu nhập trả nợ,…

- KH vay vốn NH, nhưng số tiền vay lại lại sử dụng chung trong gia đình và các người này cùng nhau đóng góp tiền thanh tốn vốn lãi cho NH.

2.3.1.1.3 Khách hàng khơng có thiện chí trả nợ, lừa đảo, gian lận

Thiện chí trả nợ vay của KH là yếu tố liên quan đến tư cách đạo đức của người đi vay, một khi KH thiếu thiện chí trả nợ thì Sacombank sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong thu hồi nợ vay. Chẳng hạn, khi NH điều chỉnh lãi suất tăng theo đúng quy định của hợp đồng tín dụng nhưng KH khơng đồng ý, và mặc dù có đủ khả năng tài chính nhưng khơng thanh tốn vốn lãi cho NH dẫn đến nợ quá hạn; KH không chịu

hợp tác, khơng có thiện chí khi NH xử lý nợ q hạn, tài sản thế chấp,…

KH có chủ đích lừa đảo, gian lận NH: đây là việc làm mà tất cả những ai làm cơng tác tín dụng đều phải đề phịng, bởi hậu quả của nó khi xảy ra là rất lớn. Qua thời gian đúc kết tại Sacombank, gian lận của KH xảy ra ở các trường hợp sau:

- Gian lận liên quan đến báo cáo tài chính hoặc gian lận kế tốn. Gian lận báo cáo tài chính diễn ra dưới rất nhiều hình thức như: ghi nhận doanh thu không đúng, xác định giá trị công nợ không đúng, kê khống giá trị hàng tồn kho,…;

- Gian lận liên quan đến tài sản đảm bảo: hình thức gian lận này xảy ra khi bên đi vay cố tình khai man về sự tồn tại của tài sản đảm bảo, sử dụng tài sản đảm bảo không đúng chất lượng, số lượng theo như quy định của hợp đồng bảo đảm,…

- Gian lận liên quan đến việc ngụy tạo uy tín để lợi dụng vay tiền: tạo cơ sở niềm tin ban đầu với NH bằng việc trả vốn và lãi đầy đủ trong những lần vay vốn đầu tiên với số tiền nhỏ và khi đã tạo được tín nhiệm mới tìm cách vay những khoản lớn và khơng có khả năng chi trả.

2.3.1.1.4 Khả năng quản lý kinh doanh kém

Khi vay tiền NH để mở rộng quy mô kinh doanh, đa phần là tập trung vốn đầu tư vào tài sản vật chất chứ ít doanh nghiệp nào mạnh dạn đổi mới cung cách quản lý, đầu tư cho bộ máy giám sát, tài chính, kế tốn theo đúng chuẩn mực. Quy mơ kinh doanh phình q lớn so với tư duy quản lý là nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của các phương án kinh doanh khả thi mà lẽ ra nó phải thành cơng trên thực tế. Qua báo cáo của phịng Quản lý rủi ro Sacombank thì một số hồ sơ bị nợ quá hạn do:

- KH hoạt động khá hiệu quả khi cịn ở quy mơ vừa và nhỏ, nhưng sau khi đầu tư phát triển lớn mạnh với nhiều dự án lớn thì khả năng quản lý không theo kịp với tốc độ tăng trưởng và đã làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ, phát sinh những khoản thiệt hại, ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả nợ vay cho NH.

- Ban giám đốc doanh nghiệp không đủ khả năng điều hành dẫn đến bộ máy quản lý hoạt động kém hiệu quả, thường xuyên thay đổi người điều hành, các phịng ban khơng có sự phối hợp chặt chẽ,… dẫn đến tình trạng hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng đi xuống.

2.3.1.1.5 Tình hình tài chính yếu kém, thiếu minh bạch

Quy mô tài sản, nguồn vốn nhỏ, tỷ lệ nợ so với vốn tự có cao là đặc điểm chung của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam. Ngồi ra, thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các sổ sách kế toán vẫn chưa được các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực, hầu như các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường có hai sổ sách kế tốn. Do vậy, sổ sách kế toán mà một số doanh nghiệp cung cấp cho Sacombank nhiều khi chỉ mang tính chất hình thức. Khi NVTĐ lập các bảng phân tích tài chính của doanh nghiệp thì chỉ dựa trên số liệu do các doanh nghiệp cung cấp, thường thiếu tính thực tế và xác thực. Đây cũng là nguyên nhân vì sao NH vẫn ln xem nặng phần tài sản thế chấp như là chỗ dựa cuối cùng để phòng chống RRTD.

2.3.1.2 Nguyên nhân từ phía Ngân hàng cho vay

Mặc dù chính sách và quy trình cấp tín dụng tại Sacombank hiện nay khá chặt chẽ nhưng do việc không chấp hành tốt các ngun tắc tín dụng, cơng tác giám sát việc thực hiện đúng quy trình cho vay chưa được chú trọng đúng mức tại một số chi nhánh của Sacombank, áp lực kế hoạch tăng trưởng, áp lực cạnh tranh cũng làm gia tăng RRTD. Cụ thể như sau:

2.3.1.2.1 Chưa tuân thủ và bám sát chặt chẽ quy trình cấp tín dụng

- Đối với giai đoạn trước khi cho vay

 Thu thập thơng tin KH khơng đầy đủ và chính xác.

 Thơng tin KH đầy đủ và chính xác là yếu tố quyết định để đánh giá khả năng trả nợ và thiện chí trả nợ của người vay. Trong q trình cấp tín dụng, rủi ro phát sinh phần lớn là do thiếu thông tin khi thẩm định và khi ra quyết định cho vay. Cụ thể như là: NVTĐ thiếu năng lực thẩm định và đơi khi hồn toàn dựa trên tài liệu do KH cung cấp, thiếu sự xác minh lại thơng tin và thiếu sự phân tích tính hợp lý của thơng tin;

 Ngồi ra, hệ thống thơng tin nội bộ của Sacombank chưa đầy đủ, hầu như chưa có thư viện thơng tin về các lĩnh vực kinh tế, các doanh nghiệp có giao dịch trong hệ thống nên NVTĐ khó có thể có một nhận định chính xác về q trình hoặc mơi trường hoạt động của KH.

 Công tác thẩm định tài sản đảm bảo:

 Do thiếu thông tin trung thực về KH nên NH luôn xem nặng phần tài sản thế chấp như là chỗ dựa cuối cùng để phòng chống RRTD. Tuy nhiên, dần dần NH trở nên dựa dẫm quá nhiều vào tài sản thế chấp thay vì đánh giá tính khả thi của phương án kinh doanh nên sẽ dễ dẫn đến tâm lý ỷ lại và khi ấy sẽ dễ mắc sai lầm chủ quan.

 Định giá tài sản theo thông báo của cơ quan định giá mà không thẩm định, xem xét, đánh giá lại có phù hợp với thị trường hay khơng. Việc này dẫn đến trường hợp khi xảy ra rủi ro dẫn đến phải xử lý tài sản bảo đảm nhưng giá trị tài sản bảo đảm lại thấp hơn nhiều so với giá trị định giá ban đầu gây thất thoát vốn của NH.

 Ngồi ra, RRTD cịn đến từ một số nguyên nhân khác như:

 Về phía người xét duyệt cho vay, do khối lượng hồ sơ vay cần được xét duyệt q nhiều nên khơng có nhiều thời gian đọc kỹ tờ trình thẩm định, do cảm thấy an tâm khi đọc những thông tin về tài sản đảm bảo mà quyết định xét duyệt cho vay;

 Quy trình cấp tín dụng được ban hành, hướng dẫn chặt chẽ, tuy nhiên, do áp lực kinh doanh, chạy theo doanh số và lợi nhuận được giao nên nhiều khoản tín dụng được cấp khá vội vàng, chạy theo yêu cầu của KH mà thiếu đi sự phân tích, thẩm định kỹ lưỡng cả về định tính và định lượng.  Cũng có nhiều chi nhánh tiến hành đầu tư tín dụng ra ngồi địa bàn hoạt

động nên việc kiểm tra tình hình kinh doanh, năng lực tài chính, việc sử dụng vốn vay, kiểm sốt dịng tiền của KH khơng đảm bảo.

- Đối với giai đoạn trong khi cho vay

NVQHKH không thực hiện đầy đủ các các bút phê của cấp phê duyệt; và bộ phận quản lý tín dụng cũng khơng kiểm tra hoặc kiểm tra sơ lược tính tuân thủ của các cấp phê duyệt trong khi giải ngân; dẫn đến rủi ro trong quá trình cấp phát tín dụng như: KH sử dụng vốn sai mục đích, thủ tục bảo đảm chưa đúng quy định dẫn đến rủi ro khi xử lý tài sản sản bảo đảm, giải ngân vượt quá mức bảo đảm của tài sản,....

- Đối với giai đoạn sau khi cho vay

 Mặc dù có quy định về việc tái định giá tài sản bảo đảm theo định kỳ tuy nhiên hiện nay một số chi nhánh vẫn chưa thực hiện đầy đủ do chưa chú trọng công tác này, hoặc do lượng cơng việc q nhiều nên khơng có thời gian thực hiện; điều này có thể gây ra rủi ro tổn thất vốn của NH khi có sự biến động giảm về giá trị tài sản đảm;

 Quá trình giám sát sau cho vay còn tiến hành lỏng lẻo, qua loa, một số chi nhánh bố trí cán bộ quản lý giám sát chưa đủ năng lực, kinh nghiệm hoặc trách nhiệm chưa cao nên công tác giám sát kiểm tra sau cho vay chỉ mang hình thức, đối phó đầy đủ thủ tục theo quy định nhưng chưa thực sự giải quyết một cách sâu sát và triệt để nhằm phòng ngừa các RRTD phát sinh.

2.3.1.2.2 Nhân viên thiếu đạo đức và trình độ chun mơn nghiệp vụ

Đạo đức của nhân viên là một trong các yếu tố quan trọng để giải quyết vấn đề hạn chế RRTD. Sacombank đã cho ra đời bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp tuy nhiên tại một số chi nhánh việc phổ biến giáo dục quy tắc không thường xuyên hoặc xử lý không nghiêm việc vi phạm quy tắc đạo đức nghề nghiệp nên RRTD xuất phát từ vấn đề này vẫn tiếp tục đã xảy ra. Thêm vào đó, để đáp ứng nhanh nhu cầu nhân sự phục vụ việc mở rộng mạng lưới, tăng trưởng nên công tác tuyển dụng của Sacombank có phần nới lỏng so với những năm trước. Từ đó, trình độ nghiệp vụ của nhân viên cũng có phần giảm sút. Việc thăng tiến quá nhanh của nhân viên, trong khi công tác đào tạo chưa đáp ứng kịp thời cũng gây nên những “lỗ hỏng” về kiến thức cho những nhân viên này, dẫn đến việc tiềm ẩn rất nhiều rủi ro trong q trình cấp tín dụng nói riêng và trong hoạt động NH nói chung.

2.3.1.2.3 Hoạt động kiểm tra nội bộ chưa sâu sát và triệt để

Kiểm tra nội bộ cần được xem như hệ thống “thắng” của cỗ xe tín dụng. Cỗ xe càng lao đi với vận tốc lớn thì hệ thống này càng phải an tồn, hiệu quả thì mới tránh cho cỗ xe khỏi đi vào những ngã rẽ rủi ro vốn luôn luôn tồn tại thường trực trên con đường đi tới. Nhận thức được tầm quan trọng của cơng tác kiểm tra kiểm sốt nội bộ, tại mỗi khu vực Sacombank hiện nay đều có tổ chun trách kiểm tra kiểm sốt

nội bộ. Tuy nhiên, do số lượng chi nhánh tại mỗi khu vực thì nhiều trong khi nhân sự của tổ chun trách thì cịn hạn chế nên cơng tác kiểm tra kiểm sốt nội bộ thực sự chưa sâu sát và toàn diện. Một số chi nhánh khi biết rủi ro sắp xảy ra nhưng do chủ quan có thể xử lý được hoặc cố gắng lèo lái cứu vãn đã khơng báo cáo, trong khi đó cơng tác kiểm tra kiểm sốt nội bộ khơng chặt chẽ nên RRTD tất yếu phát sinh và không được xử lý kịp thời.

2.3.1.2.4 Cơng nghệ thơng tin chưa hồn thiện

Một số khoản vay theo các sản phẩm đặc biệt phát sinh sau thời điểm chương trình phần mềm cơng nghệ thông tin ra đời đã không thể cài đặt bổ sung nên phải theo dõi thủ công, điều này cũng gây rủi ro tiềm ẩn nếu công tác theo dõi thủ công không chặt chẽ đi kèm với công tác kiểm tra từ xa của tổ kiểm tra kiểm soát nội bộ khơng kịp thời. Cụ thể một điễn hình là cho vay vàng và cho vay cầm cố chứng khoán, khi tỷ giá vàng, thị giá chứng khoán biến động mạnh, chương trình phần mềm khơng có cơng cụ xuất báo cáo kịp thời trong khi đó một số chi nhánh khơng kiểm sốt chặt chẽ từ công cụ theo dõi thủ công nên đã để khoản vay vượt xa điểm “STOP LOSS” (điểm xử lý khi khoản vay vượt quá tỷ lệ cho vay ban đầu), và dĩ nhiên là việc xử lý các khoản nợ này là vơ cùng khó khăn.

2.3.2 Rủi ro tín dụng do ngun nhân khách quan

2.3.2.1 Rủi ro do môi trường kinh tế không ổn định

2.3.2.1.1 Sự biến động nhanh và khơng dự đốn được của thị trường

Nền kinh tế Việt Nam vẫn cịn phụ thuộc q nhiều vào sản xuất nơng nghiệp và công nghiệp phục vụ nông nghiệp (nuôi trồng chế biến thực phẩm và nguyên liệu), dầu thô, dệt may gia công,…vốn rất nhạy cảm với rủi ro thời tiết và giá cả thị trường, nên dễ bị tổn thương khi có biến động xấu. Điều này làm ảnh hưởng đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng và ảnh hưởng đến hoạt động NH nói chung.

Tình hình thực tế những năm qua cũng đã ít nhiều phản ánh thực trạng này. Ngành dệt may đã gặp khơng ít khó khăn vì bị khống chế hạn ngạch, nguồn vật tư nguyên liệu nhập khẩu, ngành thủy sản cũng gặp nhiều lao đao vì các phụ kiến bán phá giá

vừa qua. không chỉ xuất khẩu mà các mặt hàng nhập khẩu cũng dễ bị tổn thương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại sacombank (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)