Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại Sacombank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại sacombank (Trang 70 - 74)

Mặc dù, hệ thống quản lý quản lý rủi ro tín dụng tại Sacombank trong thời gian qua đã có những bước tiến và những thành cơng nhất định; tuy nhiên rủi ro tín dụng vẫn thường xuyên xảy ra, nợ quá hạn vẫn phát sinh. Hơn nữa trong tình hình tài chính tiền tệ vẫn cịn nhiều khó khăn như hiện nay, thì việc thường xuyên đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng là rất cần thiết. Sau đây, tơi đưa ra một số giải pháp để hồn thiện cơng tác quản lý rủi ro tín dụng tại Sacombank.

3.2.1 Chuẩn hóa các chính sách, quy định đối với hoạt động cấp tín dụng

Để thực hiện tốt cơng tác quản lý rủi ro tín dụng trước hết phải có một hệ thống các quy định chính sách phù hợp, hồn chỉnh. Đây là điều kiện tiên quyết quyết định chất lượng của cơng tác quản lý rủi ro tín dụng.

3.2.1.1 Hồn thiện chính sách tín dụng

3.2.1.1.1 Về chính sách khách hàng

Mặc dù, Sacombank đã có quy định về chính sách khách hàng: các điều kiện để được xếp loại KH VIP, và các chính sách ưu đãi áp dụng đối với KH VIP. Nhưng thật sự nó chưa mang lại hiệu quả cao nhất, vì vậy cần xây dựng chính sách khách hàng theo hướng:

- Xếp loại KH dựa trên lợi nhuận mà KH đóng góp, thời gian giao dịch, uy tín với NH chứ khơng chỉ dựa trên các chỉ số về doanh số cho vay, huy động, thanh toán quốc tế,… mà KH đóng góp như hiện nay. Bởi lợi nhuận là yếu tố quyết định hiệu quả hoạt động của NH, một KH có thể có doanh số cho vay cao nhưng chưa chắc đã đóng góp nhiều lợi nhuận cho NH vì cịn phụ thuộc giá bán áp dụng cho KH này, dự phịng rủi ro trích lập đối với khoản vay này.

- Các chính sách ưu đãi về định lượng cần quy định theo hướng KH có đóng góp nhiều thì được ưu đãi nhiều khơng nên quy định con số tuyệt đối của từng loại sản phẩm. Nên quy định số tương đối như: nếu KH đóng góp được mức lợi nhuận đạt trên bao nhiêu thì sẽ giảm bao nhiêu phần trăm trên mức lợi nhuận đóng góp để chi nhánh chủ động áp dụng giá bán mà vẫn đảm bảo hiệu quả.

- Không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ và dịch vụ Sacombank. Đây là biện pháp hiệu quả trong việc thu hút và sử dụng vốn của NH, qua đó cũng nâng cao năng lực của NH. Chất lượng phục vụ bao gồm nhiều lĩnh vực có liên quan đến KH chẳng hạn như là: thủ tục giấy tờ gọn nhẹ, thời gian xử lý nghiệp vụ nhanh chóng, tư vấn cho KH hiệu quả, phong cách, thái độ giao tiếp tốt để làm vừa lòng KH, nơi giao dịch sạch sẽ, thuận tiện,…

Có thể nói, việc xây dựng và hồn thiện chính sách KH đối với Sacombank là tất yếu, nhất là trong tình hình cạnh tranh khốc liệt giữa các NH với nhau như hiện nay nhằm giữ chân KH cũ, thu hút KH mới tiềm năng theo hướng đa dạng hóa thành phần từ cá nhân đến tổ chức kinh tế để vừa mở rộng thị phần, vừa phân tán rủi ro nhất là rủi ro trong hoạt động tín dụng.

Chính sách giá cũng góp phần quan trọng khơng kém trong cơng tác phịng ngừa RRTD tại Sacombank. Bởi khơng thể áp dụng chính sách giá chung cho tất cả các KH, mà phải có chính sách giá khác nhau cho từng loại KH khác nhau nhằm thu hút KH, phân tán rủi ro, bù đắp rủi ro,… để hướng đến mục tiêu chung là hiệu quả và chất lượng hoạt động của Sacombank.

- Trong môi trường cạnh tranh hiện nay, khi lãi suất dựa trên cơ sở thỏa thuận có sự giám sát của NHNN, nên xây dựng chính sách lãi suất Sacombank phải dựa vào uy tín trả nợ của KH, tính khả thi của phương án kinh doanh, mức độ đóng góp lợi nhuận cho NH. Trên cơ sở đó, có chính sách lãi suất ưu đãi linh hoạt cho những KH có uy tín trả nợ tốt, hoạt động kinh doanh hiệu quả, tài sản đảm bảo thích hợp, đóng góp nhiều lợi nhuận cho NH, KH tiềm năng theo chính sách cụ thể. Ngược lại, đối với những món vay nhỏ, khoản vay có mức độ rủi ro (cho vay khơng có tài sản đảm bảo, cho vay đầu tư dự án bất động sản,…) thì áp dụng mức lãi suất cao để bù đắp được những rủi ro có thể xảy ra trong q trình cấp tín dụng, đảm bảo hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Nhưng đối với các khoản vay tiềm ẩn nhiều rủi ro này cần phải có sự kiểm tra giám sát chặt chẽ, và phải quy định giới hạn ở một tỷ lệ cụ thể có thể chấp nhận được, hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.

- Bên cạnh đó, việc xây dựng chính sách giá phải trên cơ sở thị trường có tham khảo giá của các NH cùng loại trên thị trường để đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường. Chính sách giá quá cao sẽ làm mất KH hoặc làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của KH hiện hữu làm gia tăng các khoản nợ quá hạn trong hệ thống, chính sách giá quá thấp làm giảm lợi nhuận hoạt động của Sacombank.

3.2.1.1.3 Về chính sách sản phẩm tín dụng

Sacombank phải đa dạng hóa sản phẩm tín dụng. Sự đa dạng của sản phẩm tín dụng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động nói chung của NHTM, vừa mở rộng, đa dạng KH, lĩnh vực đầu tư, mở rộng quy mơ tín dụng. Bên cạnh đó, chúng ta sẽ quản lý rủi ro trên từng loại sản phẩm tín dụng; kiểm soát được sự tăng trưởng, rủi ro của từng sản phẩm từ đó có các biện pháp quản lý phù hợp với từng sản phẩm. Hơn nữa, sự

đa dạng hóa sản phẩm cũng góp phần phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng.

3.2.1.1.4 Về chính sách tài sản bảo đảm

Do đặc thù của nền kinh tế Việt Nam, nên tài sản bảo đảm vẫn là điều kiện cần thiết phải có khi KH vay vốn tại NH. Và tài sản bảo đảm là nguồn thu thứ cấp để thu hồi vốn khi xảy ra rủi ro. Vì vậy, ngồi các quy định về tài sản bảo đảm như: loại tài sản bảo đảm, tỷ lệ cho vay trên trị giá tài sản đảm bảo,… thì Sacombank cần phải bổ sung hoàn thiện thêm các quy định về tài sản bảo đảm để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý rủi ro.

− Định giá tài sản bảo đảm: hiện nay việc định giá bất động sản, máy móc thiết bị được thực hiện độc lập qua Công ty CP Thẩm Định Giá Sài Gịn Thương Tín (SCRV) . Tuy điều này đem lại nhiều thuận lợi cho NH như: đảm bảo tính khách quan khi xác định trị giá tài sản bảo đảm, do là cơ quan thẩm định chuyên nghiệp nên định giá mang tính chính xác cao, đỡ mất thời gian cho NVTĐ,… Nhưng cần có một số sự thay đổi sau để phịng ngừa rủi ro có thể phát sinh:  Cần có chế tài khi SCRV định giá chênh lệch quá nhiều so với giá thị trường,

vì trong trường hợp khoản vay xảy ra quá hạn mà khi xử lý tài sản để thu hồi khoản vay mà tài sản được định giá lại lại thấp hơn quá nhiều so với giá SCRV định giá thì có thể sẽ làm thất thốt vốn của NH.

 Khi thẩm định hồ sơ, NVTĐ chỉ nên xem thông báo định giá tài sản bảo đảm của SCRV mang tính cơ sở, tham khảo. NVTĐ phải xem hiện trạng tài sản, phải tham khảo thêm giá trị của các loại tài sản cùng loại qua phương tiện thơng tin đại chúng (báo chí, web,…), thơng báo định giá của các tài sản cũ, … để định giá tài sản bảo đảm cho chính xác và phù hợp với giá thị trường.  Thường xuyên tái định giá tài sản đảm bảo để phịng ngừa rủi ro khi có sự

biến động giá trên thị trường. Đối với tài sản là chứng chỉ vàng, chứng khốn thì phải theo dõi giá hàng ngày, hàng giờ; đối với hàng hóa phải tái định giá hàng tháng; đối với bất động sản, phương tiện vận chuyển tái định giá ba tháng một lần. Nhất là đối với các khoản vay cầm cố chứng khoán, vàng; đây là các chứng từ có giá biến động thường xuyên, liên tục yêu cầu phải có bộ

phận theo dõi thường xuyên giá cả thị trường để nhanh chóng đưa ra các giải pháp hiệu quả nhằm hạn chế các rủi ro khơng thể thu hồi vốn có thể xảy ra. − Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba: Đối với các tài sản bảo đảm không phải

thuộc sở hữu của bên vay phải có các quy định chặt chẽ nhằm ngăn chặn rủi ro KH sử dụng vốn sai mục đích, KH vay hộ, KH gian lận. Ví dụ như: hạn chế đối với bên bảo lãnh khơng có mối quan hệ huyết thống (cha, me, con, anh chị em ruột) với bên vay hoặc với thành viên của bên vay là công ty; yêu cầu NVTĐ phải làm rõ mối quan hệ của bên bảo lãnh, mục đích dùng tài sản để bảo lãnh; − Theo dõi, kiểm tra tài sản bảo đảm: NVQHKH phải thường xuyên kiểm tra hiện

trạng, số lượng, chất lượng tài sản bảo đảm bởi mặc dù Sacombank có quy định phải kiểm tra tài sản đảm bảo nhưng vẫn chưa được thực hiện đồng bộ, nhất quán có thể do nhân viên khơng có thời gian do có nhiều cơng việc phải làm, hoặc khơng chú trọng, chưa quan tâm.

Chính sách tín dụng được xem là “hiến pháp” của NHTM trong hoạt động tín dụng; chính sách tín dụng có hồn chỉnh, phù hợp thì hoạt động tín dụng của NH mới lành mạnh, và tăng trưởng được. Vì vậy, chuẩn hóa chính sách tín dụng là cơ sở để phát triển hoạt động tín dụng và cũng là cơ sở để kiểm sốt tín dụng theo hướng giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động của NH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại sacombank (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)