Theo loại tiền tệ cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại sacombank (Trang 51)

2.2 Thực trạng quản lý RRTD tại Sacombank

2.2.3.1.2 Theo loại tiền tệ cho vay

Bảng 2.7: Cơ cấu danh mục cho vay theo tiền tệ (ĐVT: tỷ đồng )

Khoản mục Năm 2009 Năm 2010 Tăng trưởng Sô dư Tỷ trọng Sô dư Tỷ trọng

Cho vay bằng VNĐ 47.691 86,32% 62.355 80,60% 30,75% Cho vay bằng ngoại tệ, vàng 7.557 13,68% 15.004 19,39% 98,54%

Cộng 55.248 100% 77.359 100% 40,02%

“Nguồn: Báo cáo thường niên của Sacombank năm 2010” [3]

Cho vay VNĐ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay trên 80%, chủ yếu là do trong các năm qua tỷ giá ngoại tệ và vàng luôn biến động mạnh, thường xuyên để giảm thiểu rủi ro Sacombank đã tăng trưởng cho vay ngoại tệ và vàng theo hướng có kiểm sốt chặt chẽ. Vào thời điểm cuối năm 2010 lãi suất cho vay VNĐ tăng cao, do đó nhiều khách hàng đã chuyển sang vay ngoại tệ làm dư nợ cho vay ngoại tệ tăng cao, dẫn đến tỷ lệ tăng trưởng vào thời điểm cuối năm 2010 tăng mạnh.

2.2.3.1.3 Theo ngành nghề cho vay

Bảng 2.8: Cơ cấu danh mục cho vay theo ngành nghề (ĐVT: tỷ đồng)

Khoản mục Năm 2009 Năm 2010 Tăng trưởng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng

Thương mại 13.262 24,00% 11.478 14,84% -13,45% Nông lâm nghiệp 4.135 7,48% 9.004 11,64% 117,75% Sản xuất và gia công chế biến 15.431 27,93% 26.298 33,99% 70,42% Xây dựng 3.905 7,07% 5.452 7,05% 39,62%

Dịch vụ cá nhân và công cộng 7.591 13,74% 7.202 9,31% -5,12% KHo bãi, GTVT, và TTLL 1.004 1,82% 1,933 2,50% 92,53% Giáo dục, đào tạo 1.587 2,87% 2.173 2,81% 36,93% Tư vấn, kinh doanh BĐS 5.505 9,96% 2.790 3,61% -49,32% Khách sạn, nhà hàng 759 1,37% 897 1,16% 11,73%

Khác 2.069 3,74% 10.131 13,09% 389,66%

Cộng 55.248 100% 77.359 100% 40,02%

“Nguồn: Báo cáo thường niên năm của Sacombank năm 2010” [3]

Theo cơ cấu ngành nghề cho vay, chiếm tỷ trọng chủ yếu là ngành thương mại, ngành sản xuất gia công và chế biến, ngành dịch vụ cá nhân công cộng; các ngành này chiếm tỷ trọng 47,11% tổng dư nợ cho vay của toàn NH. Đối với lĩnh vực xây dựng và tư vấn kinh doanh bất động sản, tỷ trọng lần lượt là 7,05% và 3,61% trong danh mục cho vay, tỷ lệ này tương đối cao mang lại nhiều rủi ro nhất là trong tình hình bất động sản đóng băng như hiện nay, đây một trong những vấn đề mà Sacombank cần quan tâm nhằm hạn chế những rủi ro có thể phát sinh.

Về mức độ tăng trưởng, năm 2010 tốc độ tăng trưởng cao tập trung ở các ngành: nông lâm nghiệp, sản xuất gia công và chế biến, kho bãi, giao thông vận tải, và khác với tốc độ tăng trưởng trên 70%. Như vậy Sacombank chủ yếu tập trung vào những ngành được NN và Chính phủ khuyến khích sản xuất, kinh doanh. Trong năm, số dư nợ và tỷ trọng ở lĩnh vực tư vấn kinh doanh bất động sản giảm mạnh, cho thấy Sacombank đã chủ động hạn chế rủi ro từ danh mục này do tình hình kinh doanh bất động sản cịn nhiều khó khăn.

2.2.3.1.4 Theo khu vực cho vay

Bảng 2.9: Cơ cấu danh mục cho vay theo khu vực (ĐVT: tỷ đồng)

Khoản mục Năm 2009 Năm 2010 Tăng trưởng Sô dư Tỷ trọng Sô dư Tỷ trọng

Thành phố Hồ Chí Minh 24.266 43,92% 33.470 43,27% 37,93% Đồng bằng sơng Cửu Long 7.876 14,26% 10.712 13,85% 36,01% Miền Trung và Đông Nam Bộ 14.635 26,49% 19.781 25,57% 35,17% Miền Bắc 8.471 15,33% 11.623 15.02% 37,21%

Nước ngoài 1.773 2,29%

Cộng 55.248 100% 77.359 100% 40,02%

“Nguồn: Báo cáo thường niên của Sacombank năm 2010” [3]

Thị trường tín dụng của Sacombank tập trung chủ yếu ở miền Nam, trong đó dư nợ riêng khu vực Thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 là 33.470 tỷ đồng, chiếm 43,27% tổng dư nợ. Trong các năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh ln là khu vực trọng điểm, luôn dẫn đầu tỷ trọng dư nợ với tỷ trọng trên 40%.

Dư nợ cho vay của Sacombank tập trung tại các thành phố lớn, mức sống tương đối cao. Tuy nhiên, ở những vùng này, cạnh tranh thường rất khốc liệt và nếu như KH khơng đủ tiềm lực, cả về tài chính lẫn kinh nghiệm trong kinh doanh thì sẽ rất dễ dẫn đến rủi ro khơng đáng có, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Sacombank.

2.2.3.1.5 Theo thành phần kinh tế

Bảng 2.10: Cơ cấu danh mục cho vay theo thành phần kinh tế (ĐVT: tỷ đồng)

Khoản mục Năm 2009 Năm 2009 Tăng trưởng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng

Doanh nghiệp Nhà nước 3.632 6,57% 2.584 3,34% 28,85% Công ty cổ phần và TNHH 26.347 47,69% 42.037 54,33% 59,55% Doanh nghiệp tư nhân 3.728 6,75% 4.254 5,50% 14,12%

Hợp tác xã 287 0,52% 269 0,35% -6,27%

Công ty liên doanh 8 0,01% 167 0,22% 1987,5% Công ty 100% vốn nước ngoài 351 0,64% 270 0,35% -23,08% Cá nhân và các thành phần khác 20.895 37,82% 27.778 35,91% 32,94%

Cộng 55.248 100% 77.359 100% 40,02%

“Nguồn: Báo cáo thường niên của Sacombank năm 2010” [3]

Về mặt cơ cấu dư nợ, Sacombank tiếp tục dành nhiều quan tâm hỗ trợ vốn cho khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, thành phần kinh tế tư nhân. Đến cuối năm 2010, dư nợ của khu vực công ty cổ phần, trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp tư nhân đạt 46.291 tỷ đồng chiếm 59,83% tổng dư nợ vay. Với định hướng là một NH bán lẻ hàng đầu Việt Nam, đối tượng cho vay cá thể, hộ gia đình cũng chiếm tỷ lệ cao, đạt 27.778 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 35,91% trong tổng danh mục cho vay. Tuy nhiên các

đối tượng KH này có trình độ quản lý kém, chưa đầu tư đúng mức vào việc cải tiến cơ cấu bộ máy tổ chức, phát triển nhân lực, đầu tư chiều sâu,... cũng gây trở ngại không nhỏ cho Sacombank.

Tóm lại, cơ cấu danh mục cho vay KH của tồn hệ thống Sacombank khơng ngừng được cải thiện theo hướng đa dạng hóa sản phẩm tín dụng và mở rộng địa bàn cho vay, ngành nghề cho vay và đối tượng cho vay. Qua đó phân tán RRTD và đưa ra những cảnh báo sớm nhằm hạn chế kiểm sốt rủi ro tín dụng

2.2.3.2 Phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro

Việc phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro tại Sacombank được thực hiện theo đúng quy định của quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và được sửa đổi theo quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của NHNN. Tình hình các nhóm nợ của Sacombank trong các năm qua như sau:

Bảng 2.11: Phân loại nợ (ĐVT: tỷ đồng)

Nhóm Khoản mục 2008 2009 2010 Tăng trưởng 2009 2010

1 Nợ đủ tiêu chuẩn 33.372 54.761 76.926 64,09% 40,48% 2 Nợ cần chú ý 128 104 30 -18,75% -71,15% 3 Nợ dưới tiêu chuẩn 82 35 30 -57,32% -14,29% 4 Nợ nghi ngờ 57 168 61 194,74% -63,69% 5 Nợ có khả năng mất vốn 69 179 312 159,42% 74,30%

Tổng cộng 33.708 55.248 77.359 64,00% 40,02%

“Nguồn: Báo cáo thường niên của Sacombank năm 2010” [3]

Năm 2010, dư nợ của nhóm nợ đủ tiêu chuẩn đạt 73.926 tỷ đồng tăng 40,48% so với năm 2009; tốc độ tăng nhóm nợ này cao hơn với tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay chứng tỏ Sacombank tăng trưởng dư nợ trên cơ sở có kiểm sốt rủi ro tín dụng. Dư nợ của nhóm nợ quá hạn năm 2010 đạt 433 tỷ đồng, giảm 53 tỷ đồng so với năm 2009 mặc dù dư nợ trong năm có sự tăng trưởng mạnh 40%. Có được điều này là do Sacombank luôn chú trọng và chủ động thực hiện quyết liệt thường xuyên công tác quản lý rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, ta thấy dư nợ của nhóm nợ có khả năng mất vốn

tăng nhanh qua các năm cho thấy cơng tác xử lý nợ vẫn cịn nhiều vấn đề cần khắc phục, tiến trình xử lý nợ vẫn còn mất khá nhiều thời gian, khả năng xảy ra tổn thất cho NH ngày càng cao.

Trên cơ sở phân loại nợ nêu trên, Sacombank tiến hành trích lập dự phịng rủi ro, bao gồm dự phịng chung và dự phịng cụ thể. Tỷ lệ trích lập dự phịng chung là 0,75% của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4; tỷ lệ trích lập dự phịng cụ thể là 0%, 5%, 20%, 50%, 100% theo thứ tự các nhóm nợ từ 1 đến 5. Bảng 2.12 Bảng trích lập dự phịng rủi ro (ĐVT: tỷ đồng) Khoản mục 2008 2009 2010 Dự phòng chung Tại ngày 01 tháng 01 149 209 410 Trích lập trong năm 60 201 185 Tại ngày 31 tháng 12 209 410 595 Dự phòng cụ thể Tại ngày 01 tháng 01 28 40 102 Trích lập trong năm 13 65 48 Sử dụng trong năm -1 -3 -3 Tại ngày 31 tháng 12 40 102 147 Tổng dự phòng 249 511 742

“Nguồn: Báo cáo thường niên của Sacombank năm 2010” [3]

Việc trích lập dự phịng rủi ro giúp Sacombank bù đắp các tổn thất xảy ra trong q trình cấp tín dụng. Trong các năm qua, Sacombank cũng ít sử dụng nguồn dự phòng này, cụ thể trong các năm từ 2008 đến 2010 chỉ sử dụng khoảng 7 tỷ đồng để bù đắp rủi ro nhằm xóa các khoản nợ khó địi. Đây là các khoản nợ mà mặc dù sử dụng nhiều hình thức thu hồi nợ kể cả pháp lý mà vẫn không thu hồi được.

2.2.4 Hệ thống theo dõi giám sát rủi ro tín dụng

2.2.4.1 Cơng tác theo dõi giám sát rủi ro tín dụng

Hiên nay, bộ phận theo dõi giám sát rủi ro tín dụng của Sacombank bao gồm: Phòng quản lý rủi ro (hoạt động tại hội sở) và bộ phận quản lý tín dụng (hoạt động tại chi nhánh). Nhiệm vụ chính của các bộ phận này là:

− Giám sát, cảnh báo đối với cơ cấu phân loại nợ, danh mục cho vay, trích dự phịng rủi ro tín dụng và kiểm tra cơng tác xếp hạng tín dụng.

− Nghiên cứu, xây dựng, triển khai, quản lý các mơ hình xếp hạng tín dụng, quản lý danh mục cho vay, phân loại nợ, trích dự phịng rủi ro tín dụng theo đúng chuẩn mực quốc tế phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam

− Thực hiện đo lường, báo cáo, đề xuất giải pháp thường xuyên về tình hình rủi ro tín dụng (nợ q hạn; về tình hình cho vay một số sản phẩm rủi ro cao,...) cho các cấp có thẩm quyền

− Thực hiện các biện pháp xử lý, thu hồi nợ xấu, nợ quá hạn (bán TSBĐ, nhận cấn trừ TSBĐ, khởi kiện, ủy thác,…), xử lý tổn thất tín dụng.

Ngồi ra, Sacombank cịn có bộ phận kiểm sốt nội bộ có trách nhiệm kiểm tra tình hình cấp tín dụng tại các chi nhánh theo định kỳ hàng năm. Đây là bộ phận giám sát sau cho vay nhằm phát hiện ra những sai sót trong q trình cấp tín dụng để phục vụ cho cơng tác phịng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng.

2.2.4.2 Kết quả của hoạt động quản lý rủi ro tín dụngBảng 2.13: Chất lượng quản lý rủi ro tín dụng Bảng 2.13: Chất lượng quản lý rủi ro tín dụng

Khoản mục Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Nợ quá hạn (tỷ đồng) 336 486 433 Tỷ lệ nợ quá hạn 0,996% 0,880% 0,560% Nợ xấu (tỷ đồng) 208 382 403 Tỷ lệ nợ xấu (NPL) 0,620% 0,688% 0,521% Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) 12,16% 11,41% 9,97% Tỷ trọng cho vay/huy động 57,00% 64,00% 61,4%

“Nguồn: Báo cáo thường niên của Sacombank năm 2010” [3]

Suy thoái kinh tế vừa qua đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng trả nợ của KH, đến nay tuy tình hình khó khăn đã được cải thiện nhưng vẫn cịn những tồn tại nhất định. Tỷ lệ nợ quá hạn năm 2010 ở mức 0,560%, giảm mạnh 0,32% so với năm 2009, cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn vẫn được duy trì ở mức an tồn. Đây một nỗ lực rất lớn trong việc quản lý RRTD. Sacombank đã thành lập các Ban, Phân ban ngăn chặn và xử lý nợ ngay từ đầu năm nhằm phát huy tối đa kinh nghiệm xử lý nợ; triển khai việc tái thẩm định tài sản đảm bảo; đánh giá các khoản vay và cam kết ngoại

ba năm gần đây, tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu luôn duy trì thấp hơn 1%. Đây là thành cơng của Sacombank trong điều kiện kiện khó khăn của những năm gần đây.

Bảng 2.14: Tỷ lệ nợ xấu tại một số ngân hàng thương mại

STT Ngân hàng 2008 2009 2010

1 NH TMCP Á Châu 0.90% 0.41% 0.37%

2 NH Xuất Nhập Khẩu Việt Nam 4.71% 1.83% 1.81% 3 NH TMCP Kỹ Thương 2.56% 2.40% 2.50% 4 NH TMCP Sài Gòn Hà Nội 1.89% 2.52% 1.90% 5 NH Công Thương Việt Nam 1.81% 0.06% 1.08% 6 NH Ngoại Thương Việt Nam 4.63% 2.41% 3.26% So sánh với các NH khác thì tỷ lệ nợ xấu của Sacombank ở mức khá thấp cho thấy nỗ lực của Sacombank trong cơng tác phịng ngừa RRTD và những giải pháp quản lý rủi ro của Ban điều hành đã đạt hiệu quả cao.

Biểu đồ 2.2: Các chỉ số an toàn

Tỷ lệ an toàn vốn tại thời điểm cuối năm 2010 là 9,97%, giảm 1,44% so với thời điểm cuối năm 2009. Tỷ lệ an toàn vốn giảm liên tục trong các năm gần đây là dấu hiệu cho thấy tốc độ tăng trưởng dư nợ là quá nhanh so với tốc độ tăng trưởng vốn tự có. Cho nên, Sacombank nên chú trọng đến chỉ số đảm bảo an toàn vốn trong hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng cơng tác quản lý rủi ro tín dụng.

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 0.000% 2.000% 4.000% 6.000% 8.000% 10.000% 12.000% 14.000% 0.996% 0.880% 0.560% 0.620% 0.688% 0.521% 12.16% 11.41% 9.97% Tỷ lệ nợ quá hạn Tỷ lệ nợ xấu Tỷ lệ an toàn vốn

Tỷ trọng cho vay trên tổng nguồn vốn huy động luôn được duy trì ở mức trung bình và thấp hơn so với tỷ lệ quy định là 80%.

Tuy dư nợ cho vay tăng trưởng nhanh qua các năm, Sacombank vẫn kiểm sốt tốt tình hình nợ xấu, tỷ lệ nợ q hạn ln duy trì ở mức thấp và thấp hơn nhiều so với tỷ lệ quy định của NHNN, chất lượng tín dụng ln đi đơi với quy mơ tín dụng.

Mặc dù, quy trình quản lý rủi ro tín dụng đã giúp hoạt động tín dụng tại Sacombank phát triển an toàn bền vững. Tuy nhiên, trên thưc tế rủi ro tín dụng vẫn thường xuyên xảy ra, các khoản nợ quá hạn mới vẫn phát sinh do đó ta cần tìm hiểu ngun nhân dẫn đến rủi ro tín dụng xuất phát từ cá nhân nào, khâu nào, bộ phận nào, trong giai đoạn nào trong thời gian qua tại Sacombank để tìm ra phương pháp quản lý nhằm hạn chế, phịng ngừa rủi ro tín dụng.

2.3 NGUN NHÂN DẪN ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SACOMBANK2.3.1 Nhóm ngun nhân chủ quan 2.3.1 Nhóm nguyên nhân chủ quan

2.3.1.1 Nguyên nhân từ phía khách hàng vay

2.3.1.1.1 Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích

Tất cả các doanh nghiệp khi vay vốn NH đều có các phương án kinh doanh cụ thể, khả thi. Để đảm bảo khả năng trả nợ theo như kế hoạch kinh doanh đã thẩm định thì địi hỏi doanh nghiệp phải sử dụng nguồn vốn đã giải ngân vào đúng mục đích kinh doanh thì mới đảm bảo dịng tiền về đúng hạn để trả nợ. Vì vậy việc sử dụng vốn khơng đúng mục đích rất nguy hiểm, sẽ ảnh hưởng đến dòng tiền của doanh nghiệp và làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay cho NH, hệ quả là dẫn đến phát sinh nợ xấu. Trong thời gian vừa qua, tại Sacombank đã xảy ra các trường hợp dùng vốn kinh doanh để đầu tư chứng khoán, bất động sản, tiêu dùng cá nhân, dùng vốn ngắn hạn đầu tư trung dài hạn,… Và các khoản vay này thường có các đặc điểm:

- Cho vay theo hình thức hạn mức tín dụng nhưng khơng kiểm sốt được mục đích sử dụng vốn.

- Số tiền vay quá lớn so với nhu cầu vốn lưu động thực sự của KH. Thông thường, KH đề nghị số tiền vay cao hơn so với nhu cầu thực tế của họ nhằm phòng trường hợp khi có các thương vụ kinh doanh ngồi dự kiến. Tuy nhiên, trong

một số trường hợp khi thấy số tiền vay chưa sử dụng hết KH lại dùng vốn vay để sử dụng cho mục đích khác làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho NH;

- Do một số quy định thắt chặt tiền tệ của NN trong thời gian vừa qua nên nguồn vốn sử dụng cho vay trung dài hạn là không nhiều, việc xét duyệt cho vay trung dài hạn khó khăn nên một số KH đề nghị vay ngắn hạn để sử dụng cho mục đích trung dài hạn (đầu tư máy móc thiết bị, đầu tư nhà xưởng,…);

- Thời hạn cho vay dài hơn mức cần thiết so với chu kỳ dòng tiền của KH dẫn đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại sacombank (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)