Đối với giai đoạn sau khi cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại sacombank (Trang 77 - 78)

3.2.1 .2Nâng cao hiệu quả thực thi của quy trình cấp tín dụng

3.2.1.2.3 Đối với giai đoạn sau khi cho vay

Một khoản vay có hiệu quả sẽ phụ thuộc khơng ít vào việc kiểm tra sau cho vay. Việc kiểm tra sau cho vay giúp ta đánh giá được tình hình thực hiện phương án kinh doanh, tình hình tài chính, biến động nhân sự,… Từ đó có thể thấy giai đoạn này mang ý nghĩa rất quan trọng trong việc phòng ngừa rủi ro và giảm thiểu rủi ro trước khi nó xảy ra. Tuy nhiên, hiện nay cơng tác này tại NH vẫn còn được thực hiện một cách đối phó cho đủ thủ tục quy định nên hiệu quả kiểm tra khơng cao. Vì vậy, cần quán triệt quan điểm cho NVQHKH thấy tầm quan trọng của công tác kiểm tra sau cho vay và yêu cầu NVQHKH phải thực hiện:

- Nắm vững và theo dõi chặt chẽ tình hình sử dụng vốn vay của KH xem việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích hay khơng. Trong trường hợp sử dụng vốn sai mục đích phải tiến hành thu hồi vốn vay.

- Yêu cầu KH chuyển doanh số từ hoạt động sản xuất kinh doanh về Sacombank để quản lý được nguồn thu của KH. Việc này phải được thỏa thuận với KH trước

khi vay vốn;

- Thu thập các báo cáo tài chính định kỳ hàng q nhằm đánh giá tình hình tài chính hiện tại của cơng ty, và đưa ra các biện pháp hạn chế rủi ro khi tình hình tài chính cơng ty chuyển biến theo chiều hướng xấu;

- Đánh giá những thay đổi trong hoạt động kinh doanh, bộ máy quản lý của KH hoặc sự thay đổi về tình trạng gia đình và nguồn thu nhập có thể gây ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của KH;

- Kiểm tra hiện trạng, chất lượng, số lượng của tài sản bảo đảm, trong trường hợp có hao hụt, mất mát, hư hỏng hoặc giảm giá trị dẫn đến không đủ bảo đảm cho khoản vay theo phán quyết cấp tín dụng phải yêu cầu KH giảm dư nợ tương ứng hoặc bổ sung thêm tài sản bảo đảm.

- Thu thập các thông tin về thị trường liên quan đến ngành nghề hoạt động để đánh giá sự ảnh hưởng của nó đến hoạt động sản xuất kinh doanh của KH.

Ngồi việc NVQHKH trực tiếp kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, nên có một cơ chế kiểm tra chéo trong giai đoạn này để bảo đảm tính khách quan trong kiểm tra, để nhận diện rủi ro ngay từ khi mới phát sinh.

Kiểm tra sau cho vay là cơng việc khơng thể thiếu trong q trình cấp tín dụng, nó giúp NH nhận biết kịp thời những rủi ro phát sinh trong quá trình sử dụng vốn của KH từ đó nhanh chóng có các biện pháp nhằm phịng ngừa rủi ro có thể xảy ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại sacombank (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)