Tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại sacombank (Trang 46 - 47)

2.2 Thực trạng quản lý RRTD tại Sacombank

2.2.1.3 Tổ chức thực hiện

Trong thời gian gần đây, Sacombank đã có sự thay đổi cơ bản trong cơ cấu tổ chức bộ máy và quy trình cấp tín dụng phù hợp với mơ hình quản lý RRTD theo chuẩn Basel. Từ năm 2008 trở về trước, nhân viên tín dụng quản lý hồ sơ cấp tín dụng kể từ khi KH có nhu cầu vay vốn cho đến khi họ tất toán khoản vay tại Sacombank bao gồm tiếp thị, thẩm định, đề xuất, thu nợ, kiểm tra sau cho vay. Đến năm 2009 cơ cấu tổ chức liên quan đến mảng tín dụng được thực hiện như sau:

- Phịng cá nhân: thực hiện cơng tác tư vấn, bán hàng, tiếp thị đối với các sản phẩm thuộc mảng cá nhân

- Phòng doanh nghiệp: thực hiện công tác tư vấn, bán hàng, tiếp thị đối với các sản phẩm thuộc mảng doanh nghiệp

- Phịng Thẩm định: thực hiện cơng tác thẩm định tất cả hồ sơ tín dụng

- Bộ phận quản lý tín dụng: có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của hồ sơ vay trước, trong và sau khi cho vay; quản lý nợ vay; theo dõi danh mục cho vay,... Việc tổ chức bộ máy như trên đã tách bạch giữa công tác bán hàng và thẩm định giúp cho hoạt động cấp tín dụng khách quan hơn, hiệu quả hơn nhằm quản lý được rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, trong thời gian qua cơ cấu tổ chức này thường xuyên thay đổi gây khó khăn trong hoạt động cấp tín dụng bởi mỗi lần chuyển đổi cần có thời gian quá độ để nhân viên ở các khâu thích nghi với cơng việc mới.

Nhìn chung, các chính sách quy định trên đã giúp hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank diễn ra thống nhất, khoa học, hạn chế rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng, góp phần đáp ứng tốt hơn nhu cầu cấp tín dụng của KH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại sacombank (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)