Xây dựng cơ cấu danh mục tín dụng phù hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại sacombank (Trang 81 - 82)

3.2.1 .2Nâng cao hiệu quả thực thi của quy trình cấp tín dụng

3.2.2.3.1 Xây dựng cơ cấu danh mục tín dụng phù hợp

Sacombank cần thiết lập một danh mục cho vay hợp lý trong ngắn hạn và dài hạn, phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của từng vùng, từng khu vực, từng đối tượng KH cụ thể trong từng thời kỳ, đồng thời phải phù hợp với định hướng chính sách của Chính phủ và của NHNN. Danh mục tín dụng phải đảm bảo các yếu tố: Đa dạng hóa được ngành nghề, KH vay, yếu tố địa lý và cả loại hình cho vay; nhưng phải phù hợp tình hình kinh tế vĩ mơ và điều kiện, xu hướng phát triển của thị trường hoạt động; phù hợp quy mơ, năng lực và khả năng kiểm sốt rủi ro của Sacombank; phù hợp định hướng phát triển và lợi thế so sánh của Sacombank. Để giải quyết vấn đề này, Sacombank cần thực hiện các biện pháp cụ thể:

xuất khẩu gạo, thủy sản, dệt may, sản xuất hàng tiêu dùng trong nước, sản xuất hàng xuất khẩu, …

- Ưu tiên cho vay các doanh nghiệp có trụ sở chính tại địa bàn hoạt động gần Sacombank để tiện cho việc nắm bắt thông tin KH, tái thẩm định KH. Tuy Sacombank đã được hạch toán nối mạng trực tuyến, nhưng cần phải phân bổ, điều chuyển KH vay hợp lý giữa các chi nhánh. Tránh tình trạng tranh giành KH trong cùng hệ thống, thứ nhất làm mất đi hình ảnh của Sacombank, thứ hai gây rủi ro khi khơng theo sát được KH vay.

- Cụ thể hóa tiêu chí phân nhóm KH nhằm tuyển chọn KH thực sự tốt, có uy tín để cho vay, tránh tình trạng cấp tín dụng chạy theo chỉ tiêu, áp lực kinh doanh.

- Chuyển đổi cơ cấu KH theo hướng tích cực để xóa bỏ tình trạng bị động vào một số lượng KH nhất định hoặc tập trung dư nợ nợ vào một nhóm KH, nhóm ngành nghề; vì điều này mang lại rủi ro cao trong hoạt động tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại sacombank (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)