1.2. Các yếu tố cấu thành của hệ thống kiểm soát bộ theo COSO 2004
1.2.5 Phản ứng với rủi ro
Dựa vào kết quả nhận định và đánh giá rủi ro, nhà quản lý có thể tiến hành lên kế hoạch quản trị, phản ứng với rủi ro. Trong nhiều trường hợp, đối với một rủi ro, người ta có thể đưa ra nhiều phương pháp để xử lý rủi ro. Chẳng hạn như :
- Tránh rủi ro : là việc khơng thực hiện các hành vi có thể gây ra rủi ro. Ưu điểm của phương pháp này là có thể né tránh được rủi ro. Tuy nhiên, chính việc khơng thực hiện các hoạt động có rủi ro cao thì đồng nghĩa với việc đánh mất cơ hội tìm kiếm lợi nhuận.
- Giảm nhẹ rủi ro : Giảm thiểu rủi ro là việc làm giảm các thiệt hại do rủi ro tác động đến doanh nghiệp. Khi rủi ro xảy ra, nhà quản lý thơng qua hoạt động điều hành tìm mọi cách để giảm khả năng xuất hiện hoặc giảm thiểu sự tác động của rủi ro . Phương pháp này được sử dụng đế đối phó các loại rủi ro khơng thể tránh được.
- Kiềm chế rủi ro : là một trong những phương pháp xử lý rủi ro hiệu quả nhất. Phương pháp này thường dụng trong trường hợp thiệt hại do rủi ro gây ra nhỏ nhưng cơ hội tìm kiếm lợi nhuận lại rất cao. Do lợi nhuận mang lại cao hơn thiệt hại do rủi ro tác động nên người ta có thể nhấp nhận rủi ro và tìm cách kiềm chế tác hại của chúng.
- Chuyển giao rủi ro: là cách thức chuyển việc chịu mức độ tác động do rủi ro có thể xảy ra gây ra bằng việc chuyển giao hoặc chia sẻ một phần rủi ro sang cho người khác bằng cách trả một khoản phí, chẳng hạn như mua bảo hiểm, và sử dụng các cơng cụ dự phịng tài chính , góp vốn liên doanh hoặc các hoạt động thuê ngoài.