Quản trị rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm hạn chế rủi ro hoạt động tại công ty TNHH happy cook (Trang 33)

1.4. Quản trị rủi ro và vai trò của hệ thống KSNB trong quản trị rủi ro

1.4.1 Quản trị rủi ro

1.4.1.1 Khái niệm

Theo CoSo quản trị rủi ro doanh nghiệp “ là một quy trình được thiết lập bởi hội đồng quản trị, ban quản lý và các cán bộ có liên quan khác áp dụng trong quá trình xây dựng chiến lược doanh nghiệp thực hiện xác định những sự vụ có khả năng xảy ra gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp đồng thời quản lý rủi ro trong phạm vi cho phép nhằm đưa ra mức độ đảm bảo trong việc đạt được mục tiêu của doanh nghiệp” 4

4

Qua định nghĩa cho thấy quản trị rủi ro là một yếu tố đóng vai trị quan trọng trong hệ thống kiểm soát nội bộ. Hệ thống KSNB vững mạnh khi quản trị rủi ro được thiết lập và hoạt động có hiệu quả.

1.4.1.2 Phân loại rủi ro

Việc phân loại rủi ro giúp doanh nghiệp quản lý rủi ro một cách có hệ thống và có cái nhìn tổng thể, tồn diện về các loại rủi ro trong tất cả các hoạt động của doanh nghiệp. Có nhiều loại rủi ro tác động đến doanh nghiệp xuất phát từ nội bộ bên trong, lẫn bên ngoài doanh nghiệp. Dưa vào bản chất của các loại rủi ro, có nhiều cách để phân loại rủi ro. Tuy nhiên, phổ biến nhất là việc phân loại rủi ro thành những nhóm chính như sau :

- Rủi ro tài chính : Rủi ro tổn thất do giao dịch trên thị trường. Rủi ro tài

chính có thể xuất phát từ nhiều nguồn , bao gồm các thay đổi về lãi suất, tỷ giá hối đoái, rủi ro giá cả, việc mở rộng tín dụng, dịng tiền, khả năng thanh toán.

- Rủi ro hoạt động, kinh doanh : Rủi ro tổn thất do hoạt động vận hành

bởi con người, các quy trình, cơ sở hạ tầng, công nghệ sản xuất, kể các hoạt động sai phạm. Các rủi ro hoạt động (nội bộ) bao gồm các rủi ro phát sinh từ các hoạt động của một cá nhân hay từ hoạt động của một tổ chức. Đối với tổ chức rủi ro gắn liền với các sai sót của con người, bộ máy ban lãnh đạo, rủi ro về văn hóa doanh nghiệp, sự thất bại về hệ thống quản lý và các thủ tục kiểm sốt khơng phù hợp. Vi phạm các chính sách, quy chế quản lý, nội quy của doanh nghiệp cũng như các cam kết của doanh nghiệp với bên ngoài. Các rủi ro như mất mát, lãng phí, lạm dụng, hư hỏng, phá hoại về tài sản và nguồn lực khác trong quá trình hình thành và sử dụng .

- Rủi ro chiến lược : Rủi ro phát sinh từ những ảnh hưởng và khuynh hướng có tính chất kinh tế vĩ mơ và tính chất xã hội khác như canh tranh,

sự thay đổi thị hiếu của các khách hàng, rủi ro đối với hoạt động nghiên cứu và phát triển, yếu tố dân số, môi trường pháp lý .

- Rủi ro thanh khoản : Rủi ro thiếu nguồn tài chính để thanh tốn các khoản phải trả đến hạn cho các khách hàng, các nhà cung cấp, thanh toán lương cho người lao động, hay các khoản phải trả cho nhà nước.

- Rủi ro kế toán : Rủi ro phát sinh từ các báo cáo tài chính khơng phản ánh đúng tình trạng tài chính của doanh nghiệp, rủi ro kế tốn chịu áp lực của cấp trên làm sai lệch số liệu kế tốn, tăng chi phí, che giấu doanh thu.

1.4.1.3 Quy trình quản trị rủi ro

Quản trị rủi ro doanh nghiệp ngày nay đóng vai trị hết sức quan trọng trong quản lý doanh nghiệp, được xem như là một bộ phận không thể tách rời với chiến lược kinh doanh của đơn vị. Do đó, việc thiết kế quy trình quản trị rủi ro phải đồng bộ và gắn kết chặt chẽ với việc thiết lập và thực hiện mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Quy trình quản trị rủi ro bao gồm những bước cơ bản như sau :

- Nhận dạng rủi ro : Xác định những rủi ro gì có thể xảy ra ảnh hưởng đến

hoạt động, mục tiêu của doanh nghiệp. Việc nhận dạng rủi ro thông thường căn cứ vào kinh nghiệm quản lý, tính chất cơng việc của từng hoạt động , môi trường xung quanh hoạt động, và các yếu tố có liên quan đến hoạt động. Qua đó, các phương pháp nhận dạng rủi ro có thể sử dụng như xây dựng danh mục các rủi ro từ cơ sở dữ liệu của đơn vi, từ những tài liệu sách báo, từ các cơng trình nghiên cứu khoa học đã được công bố, từ những ý kiến của các chuyên gia; Thiết kế bảng câu hỏi phỏng vấn để xác định những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra; hoặc sử dụng ma trận SWOT( điểm mạnh/điểm yếu, và cơ hội/thách thức) của doanh nghiệp để nhận dạng rủi ro.

- Phân tích rủi ro : Đánh giá sự tác động của từng rủi ro đối với từng hoạt

phương pháp định tính rủi ro và định lượng rủi ro. Định tính rủi ro thơng thường dựa vào cảm tính, kinh nghiệm của nhà quản lý phân tích, phân tích dữ liệu báo cáo, thơng kê...đánh giá khả năng xuất hiện của rủi ro ( chia làm 3 mức : thấp, trung bình và cao) và tác động của rủi ro ( chia làm 4 mức : có thể bỏ qua, thấp, trung bình và nghiêm trọng). Định lượng rủi ro có thể sử dụng các phương pháp định lượng đo lường rủi ro như : Sử dụng cơng cụ tốn xác suất thống kê, Phân tích dịng tiền, phân tích độ nhạy, Sử dụng thang điểm để đánh giá xếp hạng rủi ro.

- Đối phó rủi ro : Xác định các bước hay những hành động đế đối phó khi

rủi ro xảy ra. Có thể bỏ qua hoặc chú ý vào những rủi ro hiếm khi xảy ra, ít xuất hiện và tác động rủi ro ở mức có thể bỏ qua hoặc thấp; Tập trung quản lý những rủi ro có điểm xếp hạng cao, khả năng xuất hiện cao, gây tác động nghiêm trọng và đưa ra các giải pháp phù hợp để đối phó chúng. Cách thức đối phó rủi ro trong doanh nghiệp thơng thường là : từ chối rủi ro, chấp nhận rủi ro, chuyển giao rủi ro và giảm thiểu rủi ro bằng cách sử dụng hệ thống kiểm soát nội bộ.

1.4.2 Vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ trong quản trị rủi ro doanh nghiệp

Tại nhiều doanh nghiệp, mặc dù áp dụng hàng ngày, nhưng khái niệm về kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro doanh nghiệp chưa thực sự được hiểu rõ và áp dụng thực hiện một cách đúng đắn, đối mặt với nhiều vấn đề như trình độ và năng lực của nhân viên và quan trọng hơn cả là việc cân nhắc giữa lợi ích và chi phí bỏ ra cho các hoạt động kiểm soát. Hệ quả là hệ thống kiểm sốt nội bộ khơng phát huy hết tác dụng của nó, quản trị rủi ro yếu kém và dẫn đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp bị hạn chế.

Hệ thống kiểm soát nội bộ là một hoạt động thường xuyên không thể thiếu trong quản trị doanh nghiệp, và được áp dụng tại bất cứ doanh nghiệp nào, không phân biệt quy mô hay lĩnh vực hoạt động, hoạt động trên cơ sở xác định các rủi ro

có thể tác động đến doanh nghiệp trong từng quy trình hoạt động và những rủi ro này biểu hiện ra như thế nào nhằm tìm ra biện pháp ngăn chặn, hạn chế rủi ro để thực hiện các mục tiêu của đơn vị một cách hiệu quả.

Do doanh nghiệp hoạt động trong môi trường phát triển một cách liên tục, nên những rủi ro mà đơn vị phải đối mặt cũng sẽ không ngừng thay đổi. Nếu hệ thống kiểm sốt nội bộ yếu kém hoặc khơng hiệu quả sẽ đem lại rủi ro cao và gây ra những tổn thất ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.

Kiểm sốt nội bộ đóng vai trị hết sức quan trọng trong quản trị doanh nghiệp, vì một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu, vững mạnh được áp dụng tốt giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro khơng mong đợi. Ngồi ra, các nhân viên áp dụng hệ thống kiểm sốt có thể kết hợp được quản lý rủi ro vào hoạt động thường ngày của mình, là nền tảng giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, an toàn và bền vững.

Không thể khẳng định hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khơng có hiệu quả là có liên quan đến việc doanh nghiệp có hay khơng hệ thống kiểm sốt nội bộ với vai trị quản trị rủi ro. Tuy nhiên, đối với những doanh nghiệp thiết lập và duy trì hệ thống kiểm sốt nội bộ theo hướng quản quản trị rủi ro hiệu quả thì có thể sớm nhận diện được các rủi ro có thể xảy ra, và đưa ra những biện pháp phịng ngừa, đối phó với rủi ro, hạn chế sự tác động của rủi ro.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, tác giả đã trình bày những nội dung chủ yếu tổng quan về kiểm soát nội bộ của báo cáo COSO năm 2004 về định nghĩa kiếm soát nội bộ, hệ thống kiểm soát nội bộ, các yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ theo CoSo 2004, những lợi ích và hạn chế của hệ thống KSNB, vai trị của hệ thống kiểm sốt nội bộ trong quản trị rủi ro doanh nghiệp. Khái niệm quản trị rủi ro và phân loại rủi ro. Qua đó giúp người đọc hiểu thêm về bản chất, những yếu tố cần thiết của hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro doanh nghiệp.

Trên cơ sở lý thuyết về hệ thống kiểm sốt nội bộ, nhà quản lý có thể xây dựng hê thống kiểm soát nội bộ phù hợp với đặc điểm và quy mô của doanh nghiệp giúp các nhà quản trị quản lý hữu hiệu và hiệu quả hơn các nguồn lực kinh tế của doanh nghiệp mình như con người, tài sản, nguồn vốn ,góp phần làm hạn chế tối đa những rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, đồng thời giúp doanh nghiệp xây dựng được một nền tảng quản lý vững chắc phục vụ cho quá trình mở rộng, và phát triển đi lên của doanh nghiệp.

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VỀ HỆ THỐNG KSNB NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH HAPPY COOK RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH HAPPY COOK 2.1 Giới thiệu chung về Cơng ty TNHH Happy Cook.

2.1.1 Q trình hình thành và phát triển

Cơng ty TNHH Happy Cook tên giao dịch HAPPY COOK CO., LTD. Là công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, được thành lập tại Việt Nam theo giấy phép đầu tư số 1530/GP ngày 29/03/1996 do Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư cấp ngày 29/03/1996. Trong quá trình hoạt động từ năm 1996 đến nay, công ty được bổ sung một số giấy phép điều chỉnh, giấy phép điều chỉnh 147/GP– KCN – ĐN ngày 29/12/2003 do Ban Quản lý các KCN Đồng Nai cấp, cho việc sáp nhập Công ty TNHH Happy Vina vào Công ty TNHH Happy Cook và gần đây nhất là giấy phép điều chỉnh 472043000154 ngày 26/05/2008 với mức vốn điều lệ mới là 4,186,900 USD. Tổng giám đốc là ông AN BYONG SUK, quốc tịch Hàn Quốc.

Trụ sở chính của cơng ty: Lơ 40 Khu Cơng Nghiệp Biên Hòa 2, Đồng Nai Tell: (061) 3834714 – 3836729 Fax: (061) 3833404 - 3836626

Email : happycook@hcm.vnn.vn Website: www.happycook.com.vn - Năm 1996 : Thành lập Công ty TNHH Happy Vina.

- Từ năm 1997 – 1998: Bắt đầu sản xuất và thâm nhập thị trường Việt Nam. - Năm1999 : Mở rộng xuất khẩu ra thị trường nước ngoài và đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước.

- Năm 2000 : Phát triển thêm cơ sở sản xuất như phân xưởng nhôm, nhựa chịu nhiệt.

- Từ năm 2001 – 2002: Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001-2008 và phát triển thêm các sản phẩm mới.

- Năm 2003: Xây dựng nhà máy sản xuất nồi cơm điện, bình lọc nước, máy xay sinh tố, dao muỗng nĩa để đa dạng hóa sản phẩm. Đặc biệt công ty đã đạt được

danh hiệu chứng nhận " Hàng Việt Nam chất lượng cao". Và ngày 29/12/2003 Sáp nhập Công ty TNHH Happy Vina vào Công ty TNHH Happy Cook để mở rộng quy mô sản xuất.

- Năm 2004: Sản xuất nồi áp suất.

- Từ năm 2005 cho đến nay: Công ty không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm để đem đến sự thỏa mãn cao nhất cho khách hàng.

Sản phẩm của công ty được xuất sang các nước: Hy Lạp, Tây Ban Nha, Canada, Italia, Nam Phi, Nhật Bản, Indonesia, Hàn Quốc, … cùng với mạng lưới phân phối sản phẩm khắp đều trong cả nước.

2.1.2 Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp

Công ty TNHH Happy Cook là một công ty thương mại – sản xuất, hoạt động chính là sản xuất các loại đồ dùng nấu bếp cao cấp bằng inox, nhơm chống dính và hợp kim. Với dây chuyền công nghệ hiện đại khép kín của Đức và Hàn quốc, đội ngũ chuyên viên Hàn Quốc dày dặn kinh nghiệm và hơn 1.000 cơng nhân có tay nghề cao, với hai ca làm việc trên dây chuyền bán tự động, cơng ty thực hiện tồn bộ quy trình sản xuất để cho ra đời những sản phẩm hoàn chỉnh.

 Hoạt động kinh doanh

Công ty mua nguyên vật liệu, vật tư, cơng cụ dụng cụ, máy móc thiết bị… phục vụ cho sản xuất từ các nhà cung cấp trong và ngoài nước do phòng vật tư và phòng xuất nhập khẩu thực hiện. Hàng mua vào được giao nhận trực tiếp tại kho nhà máy của công ty.

Công ty bán hàng trực tiếp thông qua các khách hàng trong và ngoài nước là các nhà phân phối, siêu thị Metro, Saigon Co.op, BigC…và cung cấp dịch vụ bảo hành sửa chữa các sản phẩm của công ty.

Trung tâm phân phối của Công ty sẽ cung cấp hàng cho từng Đại lý, cửa hàng và điểm bán lẻ do khu vực mình quản lý trực tiếp.

Cơng ty bán hàng theo catalogue, có phịng trưng bày sản phẩm tại nhà máy và tại các trung tâm phân phối cho khách hàng muốn xem hàng mẫu trước khi đặt hàng. Hàng hóa bán ra được giao cho khách hàng theo địa chỉ mà khách hàng yêu cầu.

Một số sản phẩm tiêu biểu của công ty như : Nồi , chảo, ấm nước, xửng hấp bằng inox, nhôm hay hợp kim cao cấp, Nồi cơm điện, nồi áp suất, Các dụng cụ nhà bếp như: sạn nhựa, vỉ nướng, muỗng, nĩa , hộp bảo quản thức ăn BIOZON…

2.1.3 Những thuận lợi, khó khăn

Thuận lợi

Công ty TNHH Happy Cook là một trong những nhà sản xuất và kinh doanh dụng cụ đồ dùng nhà bếp cao cấp bằng inox, nhôm, hợp kim hàng đầu của Việt Nam. Sản phẩm của công ty với thương hiệu Happy Cook đã có mặt trên khắp cả nước và trên thị trường quốc tế. Sản phẩm với mẫu mã đa dạng, chất lượng cao, giá cả hợp lý đã và đang được người tiêu dùng Việt Nam cũng như các nước trên thế giới tín nhiệm, đánh giá cao.

Nhờ ưu thế về chất lượng sản phẩm, cũng như sự đa dạng về mẫu mã, kích cỡ, và chủng loại sản phẩm mà thị phần nội địa cũng như thị phần xuất khẩu mỗi năm tăng trên 30%.

Với tiêu chí đem lại sự thỏa mãn cao nhất cho khách hàng và sản xuất cái khách hàng cần với chất lượng sản phẩm tối ưu, đội ngũ cán bộ kỹ thuật không ngừng học hỏi, tìm hiểu ý thích của người tiêu dùng để nâng cao chất lượng, đổi mới và cải tiến mẫu mã sản phẩm ngày càng phong phú để đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Khó khăn

Thị trường nghành nghề sản xuất kinh doanh đồ dùng nhà bếp đối với người tiêu dùng vẫn đang là thị trường cạnh tranh khốc liệt. Sản phẩm của công ty luôn phải cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp khác như

Supor và Sunhouse…, đặc biệt là hàng Trung Quốc nhập khẩu tràn lan vào Việt Nam.

Trong sản xuất vẫn chưa tránh khỏi những sản phẩm hỏng, lãng phí nguyên liệu. Giá cả thị trường luôn biến động làm cho việc định giá bán gặp nhiều khó khăn.

Hiện nay với nguồn vốn hạn hẹp, làm cho công ty gặp khó khăn cho việc duy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm hạn chế rủi ro hoạt động tại công ty TNHH happy cook (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)