Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012
Dân số Triệu người 86.93 87.84 88.77
Tốc độ tăng dân số % 1.05 1.04 1.06
Chỉ số già hóa % 37.9 41.1 42.7
Tổng tỉ suất sinh Số con/phụ nữ 2.00 1.99 2.05
(Nguồn: Tổng cục thống kê) Việt Nam có dân số đơng với tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên chiếm 58.5%, tỉ lệ sinh duy trì ở mức cao cũng như “già hóa dân số” khá nhanh nên nhu cầu về thuốc chữa bệnh là rất lớn hơn nữa mức sống người dân ngày càng nâng cao nên nhu cầu với các loại thuốc bổ dưỡng, vitamin, tăng cường sức khỏe là cần thiết. Đây sẽ là những nhân tố góp phần phát triển ngành dược.
Việt Nam là một nước nông nghiệp, trên 70% dân số sinh sống tại khu vực nơng thơn, có mức sống thấp hơn khu vực thành thị, nhu cầu dùng thuốc có giá thành rẻ cao. Đây là một thị trường to lớn cho các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm nội địa, do ngoại trừ một số thuốc biệt dược, chuyên khoa cần phải nhập ngoại, đa số thuốc generic sản xuất trong nước đều đáp ứng nhu cầu điều trị với giá rẻ hơn.
Văn hóa:
Phần lớn người dân Việt Nam có thói quen dùng thuốc khơng cần kê toa của bác sĩ đối với các bệnh thông thường chẳng hạn như nhức đầu, sổ mũi, đau bụng…nhiều người chỉ khi uống thuốc vài ngày không khỏi hoặc khi bệnh rất nặng, mới đi khám bác sỹ. Chính vì thói quen này mà thị trường dược phẩm OTC rất phát triển ở Việt Nam, các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dược phẩm đều tập trung khai thác thị trường tiềm năng này.
Khi mức sống ngày càng nâng cao, bệnh tật ngày càng nhiều, con người thì bận rộn với cuộc sống và công việc hằng ngày, do đó nhu cầu sử dụng thuốc bổ,
vitamin, thực phẩm chức năng là rất cao. Nắm bắt nhu cầu đó, hiện nay trên thị trường đã và đang xuất hiện rất nhiều loại thuốc bổ, vitamin và các loại thực phẩm chức năng của rất nhiều hãng sản xuất khác nhau.
Mơi trường Cơng nghệ
Những khó khăn
Khoa học và công nghệ là một trong những yếu tố quan trọng quyết định năng lực cạnh tranh cũng như hiệu quả tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân ở mỗi quốc gia. Tuy nhiên, theo đánh giá của Viện hàn lâm khoa học thế giới thứ 3 (TWAS) thì Việt Nam được xếp vào nhóm nước đang phát triển lạc hậu về khoa học và công nghệ, và ngành dược ở Việt Nam cũng khơng nằm ngồi sự lạc hậu đó. Trình độ cơng nghệ sản xuất thuốc cịn thấp, chưa được đầu tư đúng đắn và đầu tư dây truyền sản xuất còn trùng lặp.
Tại các nước phát triển, hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) trong ngành dược rất được chú trọng. Các công ty dược phẩm đa quốc gia có xu hướng triển khai hoạt động R&D ở nước ngoài nhiều hơn, đặt biệt các nước trong khu vực Châu Á và các nước đang phát triển trở thành điểm đến của hoạt động R&D ở nước ngoài của các cơng ty này do chi phí nhân cơng rẻ. Tuy nhiên, mặc dù Việt Nam là một nước đang phát triển với chi phí nhân cơng rẻ nhưng đầu tư nước ngồi trong hoạt động R&D tại Việt Nam chưa tương xứng với tiềm năng của ngành. Nguyên nhân là do quy định về đầu tư và sản xuất của đối với ngành dược phẩm vẫn tồn tại một số rào cản đối với của các nhà đầu tư như: các DN dược 100% vốn nước ngoài vẫn chưa được phép thành lập trước 1/1/2009, trừ khi đã có nhà máy sản xuất tại Việt Nam hoặc liên doanh với một DN dược nội địa; hạn chế việc các công ty nghiên cứu và phát triển dược phẩm hoạt động một cách toàn diện; một số quy định về thử nghiệm lâm sàng trước khi đăng ký thuốc mới, giấy chứng nhận dược phẩm cùng với việc kiểm định vắc xin và sinh phẩm y tế nhập khẩu vào Việt Nam, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ…chưa phù hợp với quy định chung của quốc tế.
Những thuận lợi:
Việc phát triển trình độ khoa học - cơng nghệ trong ngành dược đã nhận được sự quan tâm thích đáng của Đảng và Nhà nước, được chọn là một trong những
chương trình trọng điểm của Quốc gia. Sự quan tâm này được thể hiện ở Chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ trọng điểm quốc gia phát triển cơng nghiệp Hố dược đến năm 2020 do Thủ tướng chính phủ chỉ đạo bộ Cơng Nghiệp (nay là bộ Công thương) xây dựng và hồn thiện từ năm 2006 và Chương trình Phát triển cơng nghiệp Dược và xây dựng mơ hình hệ thống cung ứng thuốc của Việt Nam giai đoạn 2007-2015 và tầm nhìn đến năm 2020 của Bộ Y tế.
Trong hoạt động phân phối dược phẩm, hiện nay có rất nhiều phần mềm ứng dụng được xây dựng để quản lý việc phân phối dược phẩm được tốt hơn. Đặc biệt, nhờ có sự phát triển về cơng nghệ thông tin, các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dược phẩm dễ dàng nắm bắt được các thông tin trong nghành ở trong nước cũng như trên thế giới và đồng thời sử dụng nó như một cơng cụ để giới thiệu về hình ảnh doanh nghiệp, sản phẩm và quảng cáo rất hữu hiệu.
2.4.1.2 Các yếu tố thuộc môi trường vi mô
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp
Ngành dược là một trong những ngành có mơi trường cạnh tranh nội bộ cao. Việt Nam đã gia nhập WTO, tất cả các mặt hàng đều chịu sự cạnh tranh gay gắt. Dược phẩm là sản phẩm đặc biệt, được sự quan tâm của tồn xã hội chính vì vậy sự cạnh tranh trên thị trường dược phẩm cũng luôn diễn ra gay gắt và quyết liệt.
Trong hoạt động phân phối dược phẩm, AnDong Pharma cũng chịu rất nhiều sự cạnh tranh từ các đối thủ. Sự cạnh tranh được thể hiện ở 2 tiêu chí:
- Cạnh tranh phân phối các sản phẩm có thành phần, cơng dụng và chức năng giống nhau.
- Cạnh tranh với các công ty khác về kênh phân phối hay mạng lưới phân phối vì cách thức tổ chức kênh phân phối và mạng lưới kênh phân phối là một trong những tiêu chí quan trọng để nhà sản xuất lựa chọn nhà phân phối cho sản phẩm của họ.
Với 2 tiêu chí trên, các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của AnDong Pharma gồm có: Cơng ty Cổ phần dược phẩm Hoa Thiên Phú, Công ty TNHH dược phẩm Á Âu, và Công ty TNHH dược phẩm Tâm Bình.
+ Cơng ty Cổ phẩn dược phẩm Hoa Thiên Phú
Công ty Cổ phần dược phẩm Hoa Thiên Phú với tiền thân là Công ty Cổ phần Dược Phẩm Thiên Nam (được thành lập tại thành phố Hồ Chí Minh) và bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 12/02/2009. Hoa Thiên Phú hiện là một trong những công ty dược phẩm hàng đầu Việt Nam về phân phối các sản phẩm đông dược, thực phẩm chức năng … với hệ thống phân phối rộng khắp các tỉnh thành trên tồn quốc. Chỉ sau hơn 3 năm hình thành & phát triển Hoa Thiên Phú đã khẳng định được vị thế thương hiệu mạnh trong lĩnh vực Dược trong nước; tạo được lòng tin của khách hàng về chất lượng, hiệu quả và độ an toàn cao của sản phẩm, nhanh chóng xây dựng được hệ thống kênh phân phối mạnh, rộng khắp cả nước để đưa sản phẩm đến tận khách hàng trên 64 tỉnh thành. Doanh số tăng trưởng liên tục với chỉ số tăng trưởng bền vững.
+ Công ty TNHH dược phẩm Á Âu
Công ty TNHH dược phẩm Á Âu được thành lập ngày 23/11/2005. Cho đến nay, Cơng ty đã có những bước phát triển nhanh chóng và rộng lớn về nguồn nhân lực và thị trường. Mục tiêu của Công ty là trở thành Công ty Tiếp thị chuyên nghiệp, uy tín hàng đầu tại Việt Nam cho các sản phẩm từ thiên nhiên, độc đáo có độ an tồn cao và hiệu quả bền vững; sở hữu một số thương hiệu hàng đầu về các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên tại Việt Nam, và trở thành Cơng ty có giá trị nhất đối với các cổ đông, các đối tác, nhân viên và các khách hàng của Công ty.
+ Cơng ty TNHH dược phẩm Tâm Bình
Cơng ty TNHH dược phẩm Tâm Bình được thành lập vào năm 2010, trụ sở chính đặt tại Hà Nội.
Cơng ty có 4 sản phẩm chính gồm Khớp Tâm Bình, Đại tràng Tâm Bình, Gout Tâm Bình, Tiêu hóa Tâm Bình. Ngay sau khi đưa ra thị trường, các sản phẩm này đã được người bệnh, giới chuyên môn bác sĩ đánh giá cao bởi hai yếu tố chất lượng - hiệu quả - sử dụng an toàn.
Hệ thống phân phối của công ty đã hoàn thiện tại 63 tỉnh, thành phố trên khắp cả nước, với hàng nghìn nhà thuốc từ Bắc vào Nam có bán các sản phẩm của Tâm Bình. Thương hiệu Tâm Bình ngày một vươn xa hơn đến các bản làng và vùng
núi cao hay ngoài biển đảo, thông qua những hoạt động từ thiện đến tận nơi tặng quà, khám chữa bệnh, phát thuốc miễn phí. Cơng ty cũng không ngừng mở rộng quan hệ ngoại giao, tham gia vào các hoạt động xúc tiến thương mại tại Đức và Hy Lạp, tham gia hội chợ, triển lãm... để chào hàng sang một số nước ở khu vực châu Á.
Ma trận hình ảnh cạnh tranh