Các công cụ chủ yếu để xây dựng và lựa chọn giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện hoạt động phân phối sản phẩm tại công ty cổ phần dược phẩm an đông (Trang 32 - 34)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI

1.5 Các công cụ chủ yếu để xây dựng và lựa chọn giải pháp

Hoạt động phân phối sản phẩm của doanh nghiệp chịu sự tác động của nhiều yếu tố môi trường bên trong cũng như bên ngồi doanh nghiệp. Do đó ta cần phải sử dụng các công cụ và các mơ hình để đánh giá một cách tổng qt các yếu tố nội bộ cũng như các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động phân phối, qua đó giúp doanh nghiệp xác định được các điểm mạnh, điểm yếu cũng như các cơ hội và nguy cơ. Trên cơ sở đó xây dựng nên các giải pháp hồn thiện hoạt động phân phối. Các cơng cụ, mơ hình đánh giá đó được trình bày cụ thể như sau:

1.5.1 Ma trận các yếu tố nội bộ (IFE)

Ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ (IFE) là cơng cụ cho phép tóm tắt và đánh giá những mặt mạnh và mặt yếu quan trọng của các bộ phận kinh doanh chức năng và nó cũng cung cấp cơ sở để xác định, đánh giá mối quan hệ giữa các bộ phận này. Ma trận IFE được thành lập qua 5 bước sau:

1) Liệt kê các yếu tố chủ yếu bên trong.

2) Ấn định tầm quan trọng cho các yếu tố từ 0,0 đến 1. 3) Phân loại từ 1-4 cho các yếu tố.

4) Nhân mức độ quan trọng với phân loại của mỗi yếu tố.

5) Cộng điểm quan trọng của mỗi yếu tố để được tổng điểm của tổ chức.

Điểm cộng của tổ chức được phân loại từ 1,0 đến 4, điểm trung bình là 2,5. Tổ chức có điểm trung bình thấp hơn 2,5 cho thấy tổ chức yếu về nội bộ. Tổ chức có điểm trung bình lớn hơn 2,5 cho thấy tổ chức mạnh về nội bộ.

1.5.2 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)

Ma trận các yếu tố bên ngồi (EFE) là cơng cụ cho phép tóm tắt và đánh giá các yếu tố bên ngồi (kinh tế, văn hóa, xã hội, pháp luật, công nghệ…) tác động đến

hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc thiết lập ma trận EFE cũng được thực hiện qua 5 bước tương tự như ma trận IFE.

1) Lập danh mục các yếu tố bên ngoài.

2) Ấn định tầm quan trọng cho các yếu tố từ 0,0 đến 1. 3) Phân loại từ 1-4 cho các yếu tố.

4) Nhân mức độ quan trọng với phân loại của mỗi yếu tố.

5) Cộng điểm quan trọng của mỗi yếu tố để được tổng điểm cho tổ chức.

Điểm cộng của tổ chức được phân loại từ 1,0 đến 4, điểm trung bình là 2,5. Tổng số điểm quan trọng là 4 cho thấy tổ chức phản ứng rất tốt với các cơ hội và mối đe dọa hiện tại trong môi trường của họ. Tổng số điểm là 1 cho thấy tổ chức phản ứng không tốt với các cơ hội và các mối đe dọa.

1.5.3 Ma trận phân tích đối thủ cạnh tranh

Ma trận phân tích đối thủ cạnh tranh hay ma trận hình ảnh cạnh tranh cho phép nhận diện những đối thủ cạnh tranh chủ yếu cùng với những ưu, khuyết điểm của họ. Qua đó doanh nghiệp có thể xác định được vị thế của mình trong bản đồ cạnh tranh trong nghành. Ma trận hình ảnh cạnh tranh là sự mở rộng của ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài trong trường hợp các mức độ quan trọng, phân loại và tổng số điểm quan trọng có cùng ý nghĩa. Ma trận hình ảnh cạnh tranh khác với ma trận các yếu tố bên ngoài ở chỗ các yếu tố quan trọng bên trong có thể được xem xét. Ngoài ra, các mức phân loại, tổng số điểm quan trọng của của các công ty đối thủ cạnh tranh có thể được xem xét.

1.5.4 Ma trận kết hợp SWOT để xây dựng các giải pháp

Thơng qua việc phân tích các ma trận IFE, EFE và ma trận hình ảnh cạnh tranh, doanh nghiệp có thể nhận biết được các điểm mạnh (Strengths), các điểm yếu (Weaknesses), các cơ hội (Opportunities) cũng như các nguy cơ (Threats) mà doanh nghiệp phải đối mặt. Kết hợp 4 nhóm yếu tố này ta hình thành được ma trận SWOT.

Bảng 1.1 Ma trận SWOT

SWOT Những cơ hội (O) Những nguy cơ (T)

Những điểm mạnh (S) Kết hợp S-O: sử dụng

điểm mạnh, tận dụng cơ hội bên ngoài.

Kết hợp S-T: Sử dụng

điểm mạnh, hạn chế những nguy cơ.

Những điểm yếu (W) Kết hợp W-O: Khai thác

những cơ hội để khắc phục điểm yếu.

Kết hợp W-T: Cải thiện

những điểm yếu để giảm bớt những nguy cơ.

Ma trận SWOT có tác dụng giúp cho doanh nghiệp xây dựng được 4 nhóm giải pháp cơ bản bằng cách kết hợp S-O, S-T, W-O và W-T.

- Nhóm giải pháp S-O: Tận dụng những điểm mạnh bên trong để khai thác những cơ hội bên ngoài.

- Nhóm giải pháp S-T: Sử dụng các điểm mạnh để tránh khỏi hay giảm bớt sự ảnh hưởng của các đe dọa từ bên ngồi.

- Nhóm giải pháp W-O: Khắc phục những điểm yếu bên trong để tận dụng những cơ hội bên ngoài hoặc tận dụng những cơ hội bên ngoài để khắc phục những điểm yếu bên trong.

- Nhóm giải pháp W-T: Cải thiện những điểm yếu bên trong để tránh hay giảm bớt những đe dọa từ bên ngoài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện hoạt động phân phối sản phẩm tại công ty cổ phần dược phẩm an đông (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)