Sự cần thiết thành lập Trung tâmChống độc Bạch ma

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng mô hình hệ thống phòng chống độc ở Việt Nam và biện pháp xử trí nhiễm độc cấp đối với chất độc có khả năng gây nhiễm độc hàng loạt trong công, nông nghiệp và đời sống (Trang 129 - 134)

1. Tình hình nhiễm độc ngày càng trở thành vấn nạn sức khoẻ, xã hội, an ninh của toàn dân: khoẻ, xã hội, an ninh của toàn dân:

- Số l−ợng bệnh nhân ngày càng tăng (xem phụ lục I)

- Tác nhân gây độc ngày càng phức tạp (xem mục 2)

- Đặc biệt số vụ nhiễm độc có tính chất gia đình cũng ngày càng tăng, kèm theo nhiều yếu tố xã hội phức tạp, gây hoang mang trong nhân dân.

- Nguy cơ của nhiễm độc tập thể đã trở thành hiện thực với những vụ nhiễm độc thức ăn 300 - 500 nạn nhân, trong đó chứa đựng những nguy cơ trở thành thảm hoạ với tử vong hàng loạt, nhất là gần đây nhiễm độc thực phẩm do hoá chất độc chiếm −u thế so với nguyên nhân vi sinh vật.

- Khoa chống độc bệnh viện Bạch Mai đ−ợc thành lập từ tháng 12 năm 1998 đã phần nào đáp ứng đ−ợc tình hình. Tuy nhiên đã nhanh chóng trở nên quá tải và không đủ đáp ứng so với yêu cầu phòng chống nhiễm độc, cũng nh− so với mô hình chống độc đ−ợc WHO khuyến cáo.

Tỷ lệ nhiễm độc của Việt Nam (niên giám thống kê Bộ Y tế 2000, trang 158):

Gần 80 bệnh nhân NĐ/100.000 dân/năm Hay 800 bệnh nhân NĐ/1triệu dân/năm 64000 tr−ờng hợp NĐ/ 80 triệu dân/năm Tỷ lệ tử vong do nhiễm độc là:

15 bệnh nhân tử vong/1 triệu dân/năm tức 1200 ng−ời chết/ 80 triệu dân

Tác nhân gây độc nhiều, phức tạp, và nguy hiểm

- Thuốc an thần và gây ngủ: rất nhiều loại, nhiều thuốc bán không cần đơn

- Các hóa chất bảo vệ thực vật: gây co giật, gây rối loạn nhịp tim, rối loạn trí nhớ và tâm thần: Trifluoroacetate, Cyanacetamide, Striazin, Tetramin

- Khí: CS (vũ khí hóa học còn tồn d− ở nhiều nơi), CO, CN trong các vụ cháy nhà...

- Ngộ độc thực phẩm: thức ăn có chất độc (cá nóc, thịt cóc, nấm độc…), thức ăn nhiễm khuẩn, nhiễm hoá chất độc...

- Động vật: rắn độc cắn, ong đốt, mật cá

- Thuốc đông y

- Rất nhiều các hóa chất công nghiệp, nông nghiệp và gia dụng.

- Ma túy (opiate, cocain, amphetamin...), HIV

- Quá liều và tác dụng phụ của d−ợc phẩm đông - tây y Và nhiều độc chất còn ch−a xác định đ−ợc

Nhiễm độc thành cụm, hàng loạt, gây lo lắng, bức xúc cho xã hội

Một số vụ điển hình qua báo chí:

Miền Bắc:

- 280 ng−ời nhiễm độc bánh dầy tại 3 thôn An Phú, Xuân Phú, Xuân An (Yên Dũng, Bắc Giang) (Báo Lao động ra ngày 27/6/2002)

- 87 nữ công nhân của Xí nghiệp giày Liên Dinh và 119 nữ công nhân của công ty TNHH Sao Vàng (Hải Phòng) nhiễm độc thức ăn (Báo Lao động ra ngày 25/6/2002)

- Vụ nhiễm độc bánh bột ngô ở Hà Giang 2/2002, Cao Bằng tử vong cao (19/21 BN)

- Các vụ nhiễm độc gây chết nhiều ng−ời ở Vũ Tây -Thái Bình Tháng (9- 2002), Động lâm - Hiệp Hòa - Phú Thọ (tháng 12-2002) gây d luận xấu trong nhân dân về bệnh lạ và những hiện tợng mê tín cúng bái...

Miền Nam:

- 154 học sinh tr−ờng D−ơng Minh Châu (TP HCM) nhiễm độc do thức ăn nhiễm vi khuẩn (Báo Lao động, ra ngày 16/5/2002)

- 206 công nhân công ty Dong Yang (Long Khánh, Đồng Nai) nhiễm độc thức ăn (Báo Nhân dân, ra ngày 04/4/2002)

- Thành phố Hồ chí Minh năm 2002 số vụ nhiễm độc thực phẩm là cao nhất trong 4 năm qua trong đó có 14 vụ nhiễm độc thực phẩm ở các bếp ăn tập thể

gây bệnh cho 1465 ng−ời. Đặc biệt là tỉ lệ nguyên nhân do hóa chất chiếm hơn nửa (57,1%) cũng có xu h−ớng tăng mạnh

2. tình hình các Trung tâm Chống độc thế giới

2.1. Tiêu chuẩn quốc tế của Trung tâm Chống độc vùng:

Tiêu chuẩn của TTCĐ và hệ thống TTCĐ vùng (theo tiêu chuẩn WHO)

1. Phục vụ y tế trong lĩnh vực chống độc ( Medical toxicology)phục vụ 1 vùng dân c− 1-15 triệu dân

2. Có khoa lâm sàng chẩn đoán và điều trị (trong hay ngoài bệnh viện) 3. Có phòng xét nghiệm sinh hóa và độc chất

4. Có trung tâm thông tin chống độc-liên hệ với các TTCĐ khác (trong và ngoài n−ớc) cũng nh− t− vấn chống độc cho cộng đồng, thu thập xử trí và l−u trữ các số liệu số liệu NĐ trong vùng

5. Làm việc 24/24 giờ, 365 ngày/năm

6. Các Trung tâm Chống độc vùng kết nối với nhau làm thành hệ thống chống độc quốc gia.

2.2. Mạng l−ới các Trung tâm Chống độc trên thế giới:

Trên thế giới, Trung tâm Chống độc xuất hiện từ những năm 70 tại Pháp. Ngày nay ở Pháp có 7 Trung tâm Chống độc. ở Mỹ có 48 bang thì có đến 63 Trung tâm Chống độc. Thái Lan có 2 Trung tâm Chống độc. Cộng hòa liên bang Đức có 9 trung tâm. Các Trung tâm này chủ yếu nhằm cung cấp thông tin cho mọi tầng lớp nhân dân cũng nh− các bác sĩ phải đối phó với các tr−ờng hợp nhiễm độc cấp 24/24 giờ. Bên cạnh các Trung tâm Chống độc này còn có các phòng xét nghiệm độc chất mau chóng phát hiện các chất độc th−ờng gặp ở mỗi địa ph−ơng trong toàn quốc cũng nh− trên toàn thế giới.

Các Trung tâm Chống độc trên thế giới hiện đang phối hợp hành động với nhau trong ch−ơng trình an toàn hóa chất thế giới (IPCS) với sự hỗ trợ và chỉ đạo của Tổ chức Y Tế thế giới, hình thành một mang l−ới toàn cầu phòng chống nhiễm độc.

3. Việt Nam thiếu một cơ quan đầu ngành nghiên cứu, chỉ đạo, hớng dẫn phòng và điều trị nhiễm độc. đạo, hớng dẫn phòng và điều trị nhiễm độc.

Theo đánh giá của Tổ chức an toàn hóa chất thế giới (IPCS), ngành Chống độc của Việt Nam đ−ợc xếp loại D (thang điểm A-B-C-D-E phân loại 21 n−ớc vùng châu á-Thái Bình D−ơng, và 41 quốc gia trên toàn thế giới), tức là ch−a có Trung tâm Chống độc chính thức song các b−ớc khởi đầu đã đ−ợc thực hiện chỉ hơn loại E là loại ch−a có khởi động gì về chống độc (Tài liệu Đại hội Hội Chống độc Châu á- Thái Bình D−ơng lần thứ 3, Penang Malaysia 11-2001).

Gần đây, Trung tâm Chống độc đầu tiên đã đ−ợc thành lập tại viện 103, nh−ng là Trung tâm Chống độc quân sự, trực thuộc Bộ Quốc phòng, nhiệm vụ chủ yếu sẽ là phục vụ quân đội và phòng chống chiến tranh hóa học.

Khoa chống độc bệnh viện Bạch Mai ra đời ngày 15-12-1998 theo quyết định của Bộ Y Tế đã đáp ứng rất kịp thời yêu cầu của thực tế về một cơ quan chuyên ngành chống độc, đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và nhanh chóng trở thành 1 địa chỉ tin cậy của nhân dân và các đồng nghiệp cả n−ớc trong chẩn đoán và điều trị nhiễm độc cấp.

Là một trong nhiều khoa lâm sàng của bệnh viện Bạch Mai, với 20 gi−ờng bệnh, một phòng xét nghiệm nhỏ, hàng năm khoa đã tiếp nhận điều trị một số l−ợng ngày càng tăng bệnh nhân nhiễm độc cấp (năm 2002:1976 BN). Ngoài ra khoa còn có nhiều hoạt động tích cực và hiệu quả trong chỉ đạo ngành, thông tin truyền thông, giảng dạy đào tạo, nghiên cứu chuyên ngành chống độc. Đồng thời khoa còn làm nhiệm vụ tham m−u cho Bộ Y Tế trong nhiều vụ nhiễm độc hóa chất gây chết nhiều ng−ời và gây d− luận xấu ở các địa ph−ơng.

Mặc dù vậy Khoa chống độc Bệnh viện Bạch Mai chỉ là một khoa lâm sàng nên hạn chế cho sự phát triển của toàn diện của chuyên ngành chống độc.

Trong khi đó tình hình nhiễm độc xảy ra ngày càng nhiều, ở nhiều địa ph−ơng, với các nguyên nhân và bệnh cảnh phức tạp. Thực tế là tr−ớc nhiều vụ nhiễm độc, các cơ quan chức năng, kể cả các bác sĩ ở các khoa hồi sức cấp cứu các bệnh viện hết sức lúng túng, xử lý chậm và không đúng dẫn đến tỉ lệ tử vong cao. Nhân dân những nơi xảy ra nhiễm độc trở nên hoang mang, tạo điều kiện cho các hoạt động mê tín dị đoan sinh sôi nảy nở.

4. Những bất cập của khoa chống độc bệnh viện Bạch Mai và chuyên ngành chống độc: và chuyên ngành chống độc:

- Là khoa lâm sàng nên nhân lực vật lực chỉ đáp ứng cho nhiệm vụ điều trị là chính. Hoạt động này chỉ phát huy tác dụng tại chỗ trong khi nhiễm độc xảy ra ở khắp nơi, đặc biệt ở nông thôn, nơi rất thiếu các thông tin,hiểu biết về độc chất và phòng, chữa nhiễm độc.

- Do ch−a có trung tâm thông tin chống độc, các thành tựu, kiến thức cũng nh− kinh nghiệm phòng chống, cấp cứu nhiễm độc của khoa Chống độc bệnh viện Bạch Mai không đ−ợc phổ biến kịp thời và th−ờng xuyên tới các tuyến cơ sở. Công tác chỉ đạo tuyến, truyền thông tuyên truyền cũng nh− đào tạo cũng rất hạn chế do không đủ cán bộ cũng nh− không có kinh phí.

- Do phòng xét nghiệm còn quá đơn sơ nghèo nàn, cán bộ thiếu và ch−a đ−ợc đào tạo nên việc chẩn đoán độc chất gặp rất nhiều khó khăn, dẫn đến nhiều tr−ờng hợp nhiễm độc trở thành"bí hiểm".

- Do không đ−ợc t− vấn kịp thời nên các địa ph−ơng rất lúng túng trong các vụ việc nhiễm độc tái phát, dẫn đến những d− luận xấu, những tin đồn thất thiệt, mê tín dị đoan, cúng bái kèm theo những cái chết th−ơng tâm.

- Nhân dân mỗi khi có tai nạn nhiễm độc không biết hỏi ai, các bác sĩ khi cấp cứu các bệnh nhân nhiễm độc cũng không nhận đ−ợc các h−ớng dẫn chuyên môn kịp thời và hiệu quả. Nhiều nạn nhân nhiễm độc đã không đ−ợc xử trí kịp thời bằng các biện pháp cần thiết để phục vụ cho chẩn đoán và điều trị nhiễm độc. Do vậy tử vong do nhiễm độc rất cao (Ví dụ 5/6 bệnh nhân trong 1 gia đình đã tử vong do nhiễm độc thuốc chuột ở Thuận Thành, 6/13 bệnh nhân ở Vũ Tây đã tử vong do nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật).

- Các bệnh nhân nặng đ−ợc chuyển thẳng lên tuyến trên mà không đ−ợc xử trí tại chỗ, mất thời gian, cơ hội quí báu để cứu sống nạn nhân. Nhiều bệnh nhân đã tử vong trên đ−ờng vận chuyển gây đau th−ơng kinh hoàng cho không chỉ gia đình bệnh nhân mà ngay cả cán Bộ Y tế.

Trong khi đó :

- Tình hình nhiễm độc ngày càng tăng

- Độc chất phức tạp, nguy hiểm

- Dân số tăng, ô nhiễm môi tr−ờng tăng, làm cho vấn đề phòng chống ngộ độc trở nên cấp thiết hơn và cần có csự chỉ đạo chung, thống nhất

Tất cả những bất cập trên cùng nhiều nhiệm vụ khác cho thấy sự cần thiết cấp bách của việc nâng cấp khoa chống độc thành Trung tâm Chống độc với đầy đủ các bộ phận cấu thành và liên quan mật thiết với nhau.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng mô hình hệ thống phòng chống độc ở Việt Nam và biện pháp xử trí nhiễm độc cấp đối với chất độc có khả năng gây nhiễm độc hàng loạt trong công, nông nghiệp và đời sống (Trang 129 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)