Phác đồ xử trí

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng mô hình hệ thống phòng chống độc ở Việt Nam và biện pháp xử trí nhiễm độc cấp đối với chất độc có khả năng gây nhiễm độc hàng loạt trong công, nông nghiệp và đời sống (Trang 86 - 89)

2.1. Xử trí ngộ độc hàng loạt

Nhanh chóng tìm một địa điểm đủ rộng (có thể là một sân bóng) để tập kết các nạn nhân.

Thiết lập đ−ờng vào, đ−ờng ra tránh ùn tắc khi vận chuyển. Thông báo với các Bệnh viện để họ sẵn sàng nhận bệnh nhân. Phân loại bệnh nhân bằng cách dùng 4 tấm biển 4 mầu khác nhau

- Mầu đen: bệnh nhân tử vong

- Mầu đỏ: bệnh nhân nặng, nguy kịch

- Mầu vàng: bệnh nhân vừa

- Mầu xanh: bệnh nhân nhẹ

Bệnh nhân nặng, nguy kịch: co giật liên tục, suy hô hấp, truỵ mạch… → Đặt nội khí quản bóp bóng, chống co giật bằng diazepam tĩnh mạch, truyền dịch đảm bảo tuần hoàn, sau đó chuyển bệnh nhân về Trung tâm chống độc, khoa Hồi sức cấp cứu gần nhất.

Bệnh nhân vừa: cơn co giật nhẹ và th−a, nôn, buồn nôn, không có suy hô hấp, không

có truỵ mạch → Chống co giật bằng diazepam tiêm bắp, gardenal uống, than hoạt (antipois), sau đó chuyển bệnh nhân về Trung tâm chống độc, khoa Hồi sức cấp cứu.

Bệnh nhân nhẹ: run cơ, giật cơ… → Uống than hoạt (antipois). Chú ý cần phải cử ng−ời trông những bệnh nhân này vì họ sẽ đi xem các bệnh nhân khác gây mất trật tự.

2.2. Điều trị cụ thể: không có thuốc điều trị đặc hiệu

2.2.1. Kiểm soát hô hấp: thực hiện ngay khi tiếp xúc đầu tiên với bệnh nhân, tuỳ theo tình trạng bệnh nhân mà có can thiệp phù hợp:

– Đặt đầu nằm nghiêng an toàn tránh trào ng−ợc – Hút đờm rãi họng miệng.

– Thở oxy mũi, nếu không cải thiện: Bóp bóng qua mặt nạ có oxy

Đặt nội khí quản hút đờm, bóp bóng cho tất cả bệnh nhân có co giật, suy hô hấp.

2.2.2. Loại bỏ độc chất ra khỏi cơ thể

– Cần thực hiện sau khi đã kiểm soát d−ợc hô hấp, ng−ời làm thủ thuật phải đi găng, áo mũ, khẩu trang đầy đủ tránh để clo hữu cơ dính vào da

Cởi bỏ quần áo bệnh nhân, tắm rửa bằng xà phòng, gội đầu nếu nghi ngờ có tiếp xúc với quần áo, tóc.

Rửa dạ dày: đặt ống thông dạ dày, hút sạch dịch trong dạ dày, bơm vào 20 gam than hoạt sau đó tiến hành rửa dạ dày, th−ờng dùng khoảng 10 lít n−ớc pha than hoạt và 0,5% muối ăn. Rửa dạ dày phải thực hiện sớm, tốt nhất tr−ớc 6 giờ . Tuy nhiên, nếu bệnh nhân đến muộn sau 6 giờ vẫn có chỉ dịnh rửa do clo hữu cơ có chu kỳ gan ruột.

– Các thuốc làm hạn chế hấp thu từ ruột và cắt đứt chu kỳ gan ruột: + Than hoạt: 1-2g/kg trọng l−ợng cơ thể

(Ng−ời lớn th−ờng dùng 120 gam chia 6 lần mỗi lần 20 gam cách 2 giờ/lần). Thuốc tẩy: th−ờng dùng sorbitol 60 gam/lần đến khi bệnh nhân đi ngoài ra than hoạt.

+ Cholestyramin là thuốc có hiệu quả tốt đ−ợc dùng kéo dài để cắt chu kỳ gan ruột. Liều dùng là 8-16 gam/ngày (uống).

2.2.3. Chống co giật

Dùng các loại thuốc nh− diazepam, lorazepam, barbiturat và các thuốc làm liệt cơ nh− succinylcholin. Thuốc có hiệu quả chống co giật −a đ−ợc dùng là diazepam

– Nếu cơn co giật nhẹ và th−a:

Gacdenal viên 0,1 gam ngày uống 3-5 viên. – Nếu cơn co giật mạnh và dầy:

Benzodiazepine tiêm tĩnh mạch, truyền tĩnh mạch kiểm soát cơn giật. Thiopental truyền tĩnh mạch.

– Nếu cơn giật mạnh và khó khống chế nên phối hợp với các thuốc giãn cơ nh−: pavulon, tracrium, propofol, diprivan ...

2.2.4. Điều trị suy hô hấp

Cho thở máy tất cả các bệnh nhân co giật có suy hô hấp, sử dụng thuốc chống co giật tĩnh mạch (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phát hiện sớm tổn th−ơng phổi do hít có biến chứng ARDS, cần cho thở máy với PEEP

Nội soi phế quản, tiến hành hút rửa phế quản trong các tr−ờng hợp sặc phổi, xẹp phổi.

Cho thuốc giãn phế quản nh− salbutamol, berodual, khí dung hoặc truyền tĩnh mạch nếu có co thắt phế quản.

Cần làm khí máu th−ờng qui để đánh giá hiệu quả điều trị và tiến triển.

2.2.5. Kiểm soát huyết động

Theo dõi sát mạch, huyết áp nếu có loạn nhịp thất có thể dùng xylocain tĩnh mạch.

Nếu có trụy mạch, tụt áp nên đặt catheter tĩnh mạch trung tâm kiểm soát thể tích tuần hoàn. Hết sức thận trọng khi chỉ định thuốc vận mạch do cơ tim bị tăng tính nhạy cảm quá mức với thuốc.

2.2.6. Kiểm soát nớc điện giải toan kiềm

Kiểm soát, đánh giá chặt chẽ những bệnh nhân nôn nhiều, ỉa lỏng, hoặc rửa dạ dày với số l−ợng n−ớc lớn.

Bù dịch và điện giải theo CVP, kết quả xét nghiệm.

Kiểm soát và dự phòng suy thận cấp do tiêu cơ vân cấp ở những bệnh nhân co giật kéo dài.

2.2.7. Dinh dỡng và năng lợng

Những bệnh nhân nặng có tổn th−ơng tiêu hoá trong 24-48 giờ đầu nuôi d−ỡng bằng đ−ờng tĩnh mạch

Những ngày sau cho nuôi d−ỡng lại bằng đ−ờng tiêu hoá sớm khi đ−ờng tiêu hoá ổn định. Tránh dùng thức ăn có dầu, mỡ, sữa do clo hữu cơ tan tốt trong dầu mỡ, làm tăng khả năng hấp thu.

Đảm bảo nuôi d−ỡng 50 Kcalo/kg/24 giờ.

2.2.8. Dự phòng nhiễm khuẩn

Kiểm soát nhiễm khuẩn chặt chẽ đặc biệt ở bệnh nhân có biến chứng hít, sặc phổi, đặt nội khí quản, thở máy, cấy đờm xác định vi khuẩn, sử dụng kháng sinh theo kháng sinh đồ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng mô hình hệ thống phòng chống độc ở Việt Nam và biện pháp xử trí nhiễm độc cấp đối với chất độc có khả năng gây nhiễm độc hàng loạt trong công, nông nghiệp và đời sống (Trang 86 - 89)