2. 1. Xử trí nhiễm độc cấp hàng loạt
- Thông báo khẩn cấp cho các ngành liên quan: quân đội (phòng Hoá), cảnh sát, chính quyền địa ph−ơng, Y tế và các bệnh viện lân cận.
- Cảnh sát khoanh vùng ngộ độc: đỏ (khu vực nóng), vàng, xanh. Không cho những ng−ời không có nhiệm vụ vào vùng nguy hiểm. Ng−ời cứu hộ (th−ờng là phòng Hoá) phải mang mặt nạ phòng độc.
- Y tế lập trạm cấp cứu tiền ph−ơng gần nơi xảy ra vụ tai nạn.
Nhanh chóng phân loại bệnh nhân theo 4 loại mức độ: đen, đỏ, vàng, xanh.
Ưu tiên chuyển bệnh nhân về các bệnh viện gần nhất theo
phân loại.
2. 2. Điều trị cụ thể
2.2.1. Ngộ độc đ−ờng uống
*Loại bỏ chất độc:
- Gây nôn nếu ăn, uống phải chất độc trong giờ đầu.
- Rửa dạ dày: tốt nhất là trong giờ đầu, n−ớc rửa pha muối 0.5%- 0.9% 3-5 lít, trẻ em thì rửa bằng natriclorua 0.9%, mùa lạnh rửa bằng n−ớc ấm. Đặt nội khí quản có bóng chèn tr−ớc khi rửa dạ dày nếu bệnh nhân có rối loạn ý thức. Không rửa dạ dày nếu có thủng đ−ờng tiêu hoá.
- Than hoạt: ng−ời lớn 25–100g, trẻ em 1 – 12 tuổi 25 – 50g. Không cho trẻ d−ới 6 tháng tuổi, tổn th−ơng đ−ờng tiêu hoá, có nguy cơ hít phải.
- Rửa ruột toàn bộ nếu XQ bụng còn asen ở đ−ờng tiêu hoá thấp: polyethylene glycol uống hoặc truyền qua ống thông dạ dày 20ml/kg/ giờ với trẻ em và 2000ml/giờ với ng−ời lớn cho đến khi sạch. Chống chỉ định: bệnh nhân nặng, hôn mê, co giật, tắc ruột, thủng đ−ờng tiêu hoá, phình đại tràng, viêm ruột.
- BAL (2,3 dimercaptopropanol): Dùng trong vòng 4 giờ sau khi ngộ độc sẽ có hiệu quả tốt. BAL dung dịch dầu 10%, ống 0.1g, tiêm bắp 2.5 – 5mg/kg
+ Ngày đầu: cứ 4 giờ tiêm 1 lần
+ Giảm liều dần trong 1- 2 ngày với khoảng cách 6 – 12 giờ tiêm 1 lần cho tới khi dung nạp đ−ợc bằng đ−ờng uống. Liều thay thế ở trẻ em từ 300 – 450mg/m2/ngày chia làm 4 lần trong một ngày.
+ Ngừng dùng BAL khi hết dấu hiệu ngộ độc hoặc khi chuyển sang thuốc uống.
Chống chỉ định dùng BAL:
+ Dị ứng với các thành phần của BAL + Thiếu enzym G6PD
+ Suy gan (trừ khi suy gan do nhiễm độc asen)
- Penicillamin: 100mg/kg/ngày , tối đa là 2g/ngày, chia 4 lần. Tr−ờng hợp nặng có thể kết hợp cả BAL và penicillamin
- Succimer: 10mg/kg/lần – 3 lần/ngày trong 5 ngày, sau đó 10mg/kg - 2 lần/ngày trong 14 ngày.
- Ngừng thuốc khi asen niệu <50àg/24 giờ. Nếu suy thận, giảm liều sau lần đầu.
*Hồi sức, điều trị triệu chứng, biến chứng
- Thở oxy, đặt nội khí quản, thở máy nếu có suy hô hấp - Truyền dịch sớm, truyền máu nếu có mất máu
- Nếu tụt huyết áp: Truyền dịch theo áp lực tĩnh mạch trung tâm và cho vận mạch: Dopamin 2- 5àg/kg/phút, … theo dõi số l−ợng n−ớc tiểu.
- Theo dõi chặt dấu hiệu sống, huyết động, chức năng gan thận, n−ớc điện giải, toan kiềm.
- Điều trị triệu chứng, biến chứng:
+ Truyền máu trong những tr−ờng hợp tan máu, thiếu máu nhiều + Suy thận: bài niệu c−ỡng bức, lọc máu ngoài thận
2.2.2. Ngộ độc đ−ờng hô hấp
- Đ−a bệnh nhân ra khỏi vùng nhiễm độc càng nhanh càng tốt. Ng−ời cứu nạn phải l−u ý mang mặt nạ phòng độc.
- Nếu bệnh nhân có suy hô hấp: thở oxy, thở máy - Nếu có tan máu: truyền dịch, truyền máu
- Lọc ngoài thận nếu có suy thận
- Dùng thuốc kháng độc đặc hiệu: BAL, penicillamin - Điều trị viêm phổi