Xét nghiệm độc chất:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng mô hình hệ thống phòng chống độc ở Việt Nam và biện pháp xử trí nhiễm độc cấp đối với chất độc có khả năng gây nhiễm độc hàng loạt trong công, nông nghiệp và đời sống (Trang 81 - 84)

- Xét nghiệm khác: Hồng cầu giảm, tăng lym pho và bạch cầu ái toan Điện giải đồ, chức năng gan thận

II. Phác đồ xử trí ngộ độc thuỷ ngân

2. 1. Xử trí nhiễm độc cấp hàng loạt

- Thông báo khẩn cấp cho các ngành liên quan: quân đội, cảnh sát, chính quyền địa ph−ơng, Y tế và các bệnh viện lân cận.

- Cảnh sát khoanh vùng ngộ độc: đỏ (khu vực nóng), vàng, xanh. Không cho những ng−ời không có nhiệm vụ vào vùng nguy hiểm. Ng−ời cứu hộ phải mang mặt nạ phòng độc.

- Y tế lập trạm cấp cứu tiền ph−ơng ngay gần nơi xảy ra vụ tai nạn. Nhanh chóng phân loại bệnh nhân theo 4 loại mức độ: đen, đỏ, vàng, xanh.

2.2. Điều trị cụ thể

2.2.1. Ngộ độc đ−ờng uống

*Loại bỏ chất độc:

- Rửa dạ dày: tốt nhất là trong giờ đầu, n−ớc rửa pha muối 0.5%- 0.9% 3-5 lít, trẻ em thì rửa bằng natriclorua 0.9%, không dùng bicarbonat hay sunfat, mùa lạnh rửa bằng n−ớc ấm. Đặt nội khí quản có bóng chèn tr−ớc khi rửa dạ dày nếu bệnh nhân có rối loạn ý thức. Không rửa dạ dày nếu có thủng đ−ờng tiêu hoá.

- Than hoạt: ng−ời lớn 25–100g, trẻ em 1 – 12 tuổi 25 – 50g. Không cho trẻ d−ới 6 tháng tuổi, nguy cơ hít phải.

- Ngộ độc qua đ−ờng hô hấp: thở oxy, thở máy nếu suy hô hấp, viêm phổi nặng

- Lọc máu ngoài thận

* Thuốc kháng độc

- BAL (2,3 dimercaptopropanol): Dùng trong vòng 4 giờ sau khi ngộ độc sẽ có hiệu quả tốt. BAL dung dịch dầu 10%, ống 0.1g, tiêm bắp 2.5 – 5mg/kg

+ Giảm liều dần trong 1- 2 ngày với khoảng cách 6 – 12 giờ tiêm 1 lần cho tới khi dung nạp đ−ợc bằng đ−ờng uống. Liều thay thế ở trẻ em từ 300 – 450mg/m2/ngày chia làm 4 lần trong một ngày.

+ Ngừng dùng BAL khi hết dấu hiệu ngộ độc hoặc khi chuyển sang thuốc uống nh− succimer, DMPS.

+ Không dùng trong ngộ độc asen mạn.

Chống chỉ định dùng BAL:

+ Dị ứng với các thành phần của BAL + Thiếu enzym G6PD

+ Suy gan (trừ khi suy gan do nhiễm độc asen)

- Succimer: 10mg/kg/lần – 3 lần/ngày trong 5 ngày, sau đó 10mg/kg - 2 lần/ngày trong 14 ngày.

*Hồi sức, điều trị triệu chứng, biến chứng

- Thở oxy, thở máy trong những tr−ờng hợp suy hô hấp, viêm phổi nặng - Truyền dịch sớm, truyền máu nếu có mất máu nhiều

- Nếu tụt huyết áp: Truyền dịch theo áp lực tĩnh mạch trung tâm và cho vận mạch: Dopamin 2- 5àg/kg/phút, … theo dõi số l−ợng n−ớc tiểu.

- Theo dõi chặt dấu hiệu sống, huyết động, chức năng gan thận, n−ớc điện giải, toan kiềm.

- Điều trị triệu chứng, biến chứng:

+ Suy thận: bài niệu c−ỡng bức, lọc máu ngoài thận + Điều trị tình trạng suy hô hấp, tổn th−ơng gan + Điều trị ngoại khoa những tr−ờng hợp thủng ruột

2.2.2. Ngộ độc đờng hô hấp

- Đ−a bệnh nhân ra khỏi vùng nhiễm độc càng nhanh càng tốt. Ng−ời cứu nạn phải l−u ý mang mặt nạ phòng độc.

- Nếu bệnh nhân có suy hô hấp: thở oxy, thở máy - Lọc ngoài thận nếu có suy thận

- Dùng thuốc kháng độc đặc hiệu: BAL, penicillamin - Điều trị viêm phổi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng mô hình hệ thống phòng chống độc ở Việt Nam và biện pháp xử trí nhiễm độc cấp đối với chất độc có khả năng gây nhiễm độc hàng loạt trong công, nông nghiệp và đời sống (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)