KẾT LUẬN CHƯƠNG
2.1 Đánh giá đặc điểm của ngành gỗ ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các cơng ty
ngành gỗ niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam 2.1.1 Tổng quan về ngành gỗ
Sản xuất và xuất khẩu từ Việt Nam
Việt Nam cĩ khoảng 2526 doanh nghiệp chế biến gỗ, trong đĩ chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong thập kỷ vừa qua, tầm quan trọng của thương mại các sản phẩm từ gỗ và gỗ liên tục được nâng cao trong tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam, đặc biệt là
đồ gỗ nội ngoại thất.
Tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ và gỗ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam cũng tăng từ 2,3% lên 3,8% trong giai đoạn 2001-2010.
Thị phần các sản phẩm đồ gỗ nội ngoại thất của Việt Nam chỉ đạt khoảng 2,3% trên thị
trường thế giới, tuy nhiên dấu hiệu tích cực là thị phần này đang tăng lên.
0 500 1000 1500 2000 2500 3000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Bảng 2.1: Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu sản phẩm từ gỗ và gỗ Việt Nam, 2001-2010 (triệu USD). Nguồn: ITC (từ 2001 đến 2010)
Trong những sản phẩm từ gỗ và gỗ xuất khẩu từ Việt Nam, mặt hàng đồ gỗ nội ngoại thất chiếm khoảng 72% và cĩ mức tăng trưởng bình quân là 27%/năm trong giai đoạn 2001 – 2010.
Việt Nam xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ và gỗ đến hơn 150 quốc gia trên thế giới. Mỹ hiện vẫn là thị trường lớn nhất của đồ gỗ Việt Nam, chiếm trên 40%. Nhật bản và Trung Quốc lần lượt đứng ở vị trí sau Mỹ, cùng chiếm trên 13%. Sau đĩ là Anh và Hàn Quốc. Tuy nhiên, phần lớn xuất khẩu sang Trung Quốc là những sản phẩm gỗ trong nhĩm sơ chế (dăm và gỗ thanh), cịn các sản phẩm đồ gỗ nội ngoại thất thì chủ yếu được xuất khẩu sang Bắc Mỹ (60%) và Tây Âu (14%)
Thương mại trên thế giới
Hàng năm, tổng kim ngạch thương mại các sản phẩm từ gỗ và gỗ khoảng hơn 300 tỷ USD, với mức cao nhất đạt trong thập kỷ qua vào năm 2007 là 363 tỷ USD.
Ngành gỗ là ngành chịu ảnh hưởng sớm của cuộc khủng hoảng kinh tế. Sau khi đạt mức
kỷ lục năm 2007, thương mại ngành gỗ đã co nhẹ vào năm 2008 với mức giảm 2% và
giảm mạnh vào năm 2009 với mức giảm 22%.
Trong giai đoạn 2001 – 2009, tăng trưởng bình quân năm thương mại ngành gỗ đạt 4,5%, trong khi đĩ, mức tăng trưởng bình quân thương mại thế giới là 8,17%.
0 50 100 150 200 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Kim ngạch NK sản phẩm từ gỗ và gỗ trên thế giới Kim ngạch XK sản phẩm từ gỗ và gỗ trên thế giới
Bảng 2.2: Biểu đồ kim ngạch xuất nhập khẩu sản phẩm từ gỗ và gỗ trên thị trường thế giới, 2001-2009 (tỷ USD) Nguồn: ITC
Mặc dù Mỹ là thị trường riêng lẻ lớn nhất thế giới, nhưng nếu tính tổng cộng kim ngạch nhập khẩu các nước thành viên, EU là thị trường đồ gỗ nội ngoại thất lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 44% trong cơ cấu thương mại nhập khẩu thế giới.
Top 10 nước xuất khẩu sản phẩm gỗ nội ngoại thất hàng đầu thế giới chiếm xấp xỉ 70%
tổng giá trị xuất khẩu nhĩm hàng này của thế giới, trong đĩ Trung Quốc hiện là nước
đứng đầu với kim ngạch xuất khẩu hơn 13,6 tỷ USD năm 2009. Sau Trung Quốc là Ý, Đức, Ba Lan, Malaysia, Việt Nam…
Triển vọng ngành
Với mặt hàng đồ gỗ nội ngoại thất, trong những tháng cuối năm 2010, tín hiệu tích cực là chỉ số mua nội thất của người dân Mỹ (được thu thập từ phỏng vấn 5000-8000 người tiêu dùng khắp đất nước) đã lên mức cao nhất vào tháng 12/2010. Đồng thời, những dự đốn về sự cải thiện tình hình nhà xây mới tại Mỹ vào năm 2011 là những nhân tố kích thích
tiêu dùng đồ gỗ nội ngoại thất trong năm này. Bên cạnh đĩ việc Đức và Nha tăng cường đầu tư xây dựng cơng để thúc đẩy kinh tế, việc Nhật Bản tái thiết nhiều khu vực của đất nước sau thảm họa động đất và sĩng thần đầu năm 2011 cũng hứa hẹn một sự tăng trưởng trong thương mại đồ gỗ thế giới.