Đặc điểm của ngành ảnh hưởng đến cấu trúc vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn các doanh nghiệp ngành gỗ niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 37 - 39)

KẾT LUẬN CHƯƠNG

2.1.2 Đặc điểm của ngành ảnh hưởng đến cấu trúc vốn

Một là, ngành cơng nghiệp chế biến gỗ là ngành phải đầu tư tài sản cố định lớn nên

nguồn tài trợ chủ yếu là Vốn Chủ sở hữu và vốn vay dài hạn. Do đĩ hầu hết nhìn vào cấu trúc vốn của các cơng ty gỗ của Việt Nam luơn sử dụng nợ vay khá nhiều.

Hai là, các doanh nghiệp ngành gỗ của Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng nên

rủi ro kinh doanh là cao, đặc biệt trong cuơc khủng hoảng kinh tế vừa qua, ngành gỗ Việt Nam chịu ảnh hưởng khá nặng nề với doanh số giảm mạnh.

Ba là, tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu dao động trong khoảng 80% - 90% nên sự

tăng giảm của giá cả tất cả các yếu tố đầu vào cĩ ảnh hưởng mạnh đến kết quả hoạt động

Bốn là, thị trường nội địa của ngành gỗ Việt Nam khơng lớn nên sự phát triển của ngành

gỗ Việt Nam phụ thuộc mạnh mẽ vào sự phát triển của kinh tế thế giới. Ngành gỗ là ngành chịu ảnh hưởng sớm của cuộc khủng hoảng kinh tế. Giai đoạn 2001 – 2008 là thời kỳ thương mại sản phẩm gỗ nội ngoại thất tăng trưởng liên tục, với tốc độ tăng trưởng bình quân là 10,1%/năm. Sau khi đạt mức kỷ lục năm 2007, thương mại ngành gỗ của thế giới đã co nhẹ vào năm 2008 với mức giảm 2% và giảm mạnh vào năm 2009 với mức giảm 22%.

Năm là các doanh nghiệp đồ gỗ hiện nay cĩ quy mơ nhỏ, phân tán, phát triển tự phát,

thiếu sự liên kết nên dù sản phầm đạt chất lượng tương đương hàng nước ngồi và giá bán lại thấp hơn 10-20% (do giá nhân cơng rẻ) so với hàng hĩa cùng loại, nhưng vẫn khĩ cạnh tranh. Bên cạnh đĩ, các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam do ít vốn nên khĩ cĩ đủ

chi phí để tiếp thị sản phẩm, quảng bá thương hiệu ra thị trường nước ngồi. Vì vậy, việc

nắm bắt cơ cấu sản phẩm và nhu cầu, sở thích về đồ gỗ của thị trường nước ngồi bị hạn chế nhiều...

Sáu là xếp hạn tín nhiệm của các ngân hàng đối vối các doanh nghiệp ngành gỗ thường

thấp do quy mơ doanh nghiệp nhỏ.

Bảy là hiệu suất lao động quá thấp dẫn tới chi phí cao và kết quả là tỷ suất lợi nhuận của

doanh nghiệp ngành gỗ thấp nên việc thu hút nhà đầu tư gặp khĩ khăn. Hiện năng suất của ngành chỉ xấp xỉ bằng 25% của Châu Âu và chưa đến 50% của Trung Quốc. Mới chỉ cĩ khỏang 30% lao động ngành chế biến gỗ Việt Nam được đào tạo bài bản, do vậy ngành cĩ giá trị xuất khẩu dưới 10.000 USD/cơng nhân/năm, trong khi tại Trung Quốc là 16.000 USD và Malaysia là 17.000 USD.

Tám là chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp ngành gỗ Việt Nam cao hơn khá nhiều doanh nghiệp ngành gỗ của các nước đầu tư tại Việt Nam như Đài Loan, Trung Quốc…Lãi suất cho vay của ngân hàng Việt Nam sắp sỉ 20%/ năm trong khi các doanh nghiệp của Đài Loan, Trung Quốc họ sử dụng vốn vay (vay từ nước của họ) với chi phí chỉ vài %.

Với những đặc điểm của ngành, để phát triển bền vững thì các doanh nghiệp ngành gỗ nên sử dụng nguồn vốn cổ phần và lợi nhuận giữ lại để tài trợ cho các quyết định đầu tư.

Nhưng thực tế cấu trúc vốn của các doanh nghiệp trong ngành lại nghiên về thâm dụng

nợ (theo số liệu tài chính của các cơng ty được đề cập ở phần 2.2 bên dưới)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn các doanh nghiệp ngành gỗ niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)