Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 33 - 36)

2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng của ACB

2.1.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB

ACB là ngân hàng luôn tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định trong suốt 20 năm hoạt động, ACB đạt được nhiều thành tích nổi bật như được tạp chí Euromoney

bình chọn là ngân hàng tốt nhất Việt Nam (07/2012), là một trong những ngân hàng dẫn đầu về dịch vụ và chăm sóc khách hàng. Bên cạnh đó, ACB cịn là ngân hàng có tổng tài sản và vốn huy động lớn nhất trong nhóm NHTMCP, cơ cấu tài sản an

toàn và tốc độ tăng trưởng nhanh. Điều này được thể hiện bằng các chỉ số tài chính tín dụng của ACB qua các năm sau đây:

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của ACB giai đoạn 2010 - 2012

Đvt: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 Giá trị Tốc độ tăng trưởng Giá trị Tốc độ tăng trưởng Giá trị Tốc độ tăng trưởng Tổng tài sản 167.724 205.103 22,29% 281.019 37,01% 176.308 -37,26% Tổng vốn huy động 134.502 183.132 36,16% 234.503 28,05% 159.500 -31,98% Tổng dư nợ cho vay 62.358 87.195 39,82% 102.809 17,91% 102.815 0,01% Lợi nhuận trước thuế 2.838 3.102 9,30% 4.203 35,49% 1.043 -75,18%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB năm 2010, 2011, 2012)

Tổng tài sản của ACB tăng dần qua các năm, từ 205.103 tỷ đồng năm 2010

đã tăng lên 281.019 năm 2011, tăng 37%. Nhưng đến năm 2012, tổng tài sản giảm

còn 176.308 tỷ đồng, nguyên nhân giảm chủ yếu là do giảm nguồn vốn huy động

vàng theo chủ trương của NHNN; việc mở rộng tín dụng trên thị trường cho vay dân cư và tổ chức kinh tế và thị trường liên ngân hàng trong năm gặp nhiều khó khăn; thanh khoản được ưu tiên phục vụ chi trả trong thời gian xảy ra sự cố và phục vụ cho việc tất toán trạng thái vàng.

Mặc dù vẫn còn gặp nhiều bất lợi do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng như ACB phải đối mặt với nhiều biến động thanh khoản trên thị trường nhưng nhìn chung nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay của ACB luôn đảm bảo mức tăng

qua các năm trung bình tăng 20%/năm. Năm 2012, tuy chưa cao nhưng huy động vẫn ở mức ổn định là 159.500 tỷ đồng, đây là điểm đáng khích lệ trong bối cảnh

ACB đã tuân thủ trần lãi suất huy động.

Hiệu quả sử dụng vốn vay của ACB năm 2010 là 0.48%, năm 2011 còn 0.44% và đến 2012 tăng lên 0.64%, lý do hiệu quả này chưa cao là vì những năm qua tình hình kinh tế khó khăn đã ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động kinh doanh

khách hàng, làm cho họ không chủ động trong việc thu hồi công nợ để trả nợ vay

đúng hạn cho ngân hàng, gây ra rủi ro nợ xấu ngân hàng tăng cao. Do đó, ACB cho

vay theo nguyên tắc thận trọng tức chỉ cho vay khi kiểm soát tốt rủi ro.

Hình 2.1: Quy mơ hoạt động của ACB giai đoạn 2010 – 2012

(Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB năm 2010, 2011, 2012)

Lợi nhuận trước thuế: ACB đã có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ trong năm

2010, tuy nhiên tốc độ tăng này đã giảm còn 1.043 tỷ đồng năm 2012. ACB cũng

không trách khỏi những ảnh hưởng từ nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, và ACB đã

thực hiện nghiêm túc triệt để chỉ đạo tất toán trạng thái vàng của NHNN, điều này

làm cho hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối của ACB lỗ 1.864 tỷ đồng, kéo

Hình 2.2: Lợi nhuận trước thuế giai đoạn 2010 – 2012

(Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB năm 2010, 2011, 2012)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)