3.2. Các giải pháp đối với ACB
3.2.6. Phát triển và đa dạng các sản phẩm dịch vụ tín dụng
Đây là nhóm giải pháp có ý nghĩa dài hạn, quyết định đến quá trình mở rộng
Sự phát triển đa dạng sản phẩm dịch vụ tín dụng mới đảm bảo cho các ngân hàng tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng và phát triển tín dụng. Ngồi việc phát huy các sản phẩm truyền thống lâu nay đã gắn liền với khách hàng, thì cịn phải
phát triển thêm những sản phẩm không chỉ đáp ứng yêu cầu của khách hàng mà
phải nổi trội, khác biệt. Hay cãi tiến những sản phẩm truyền thồng còn nhiều tiềm năng thu hút lượng khách hàng lớn, như:
- Mở rộng và đẩy mạnh phương thức cho vay trả góp bằng tín chấp. Đây là
phương thức cho vay phù hợp với loại hình tín dụng tiêu dùng, bởi số tiền trả góp
định kỳ dựa trên cơ sở thu nhập của cá nhân vay vốn, việc cố định số tiền lãi và gốc
phải trả tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều cá nhân trong việc cân đối thu nhập để trả nợ đúng hạn.
- Mở rộng và nâng cao chất lượng lượng dịch vụ đối với sản phẩm cho thuê tài chính. Đây là sản phẩm tín dụng rất phù hợp với đối tượng khách hàng là DN
vừa và nhỏ, vốn thấp, thường xun có nhu cầu vốn tín dụng, đặc biệt vốn trung dài hạn để đổi mới công nghệ, ứng dụng quy trình sản xuất hiện đại, cải tiến sản xuất,
trong khi đó tài sản bảo đảm nợ vay hạn chế, vì vậy hình thức tín dụng này rất được các DN vừa và nhỏ quan tâm.
Đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngân hàng, đồng thời phân
tán được rủi ro nhờ đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, đa dạng hóa đầu tư. Điều này có ý nghĩa quan trọng nhất là trong điều kiện hiện nay hầu hết các NHTM đều sử dụng hình thức cấp tín dụng theo phương pháp ứng trước từng lần, hình thức tín dụng
trên cơ sở kinh tế đã phát sinh cịn hạn chế, nghiệp vụ bao thanh tốn và chiết khấu chiếm tỷ trọng còn thấp, đặc biệt cho vay chiết khấu thương phiếu chưa phát triển. Với hình thức tín dụng ứng trước, ACB sẽ giải ngân trên cơ sở giấy đề nghị vay vốn của khách hàng và căn cứ vào kế hoạch kinh doanh. Trong khi đó các ngân hàng
trên thế giới cấp tín dụng chủ yếu dựa trên cơ sở quá trình mua bán đã được thực
hiện xong thông qua các giấy nợ như hối phiếu, lệnh phiếu.
Để phát triển các sản phẩm dịch vụ tín dụng của mình trong thời gian tới,
- Thị trường: xác định thị trường tiềm năng, như: các DN vừa và nhỏ, các
loại hình cơng ty này đang có nhiều tiềm năng chưa được khai thác hết, cần đẩy
mạnh phát triển thêm. Hay, KHCN là khách hàng lớn và lâu dài của dịch vụ bán lẻ, vì vậy chú ý đến khách hàng trẻ tiềm năng trong độ tuổi 21-29 (vì khoảng hơn 60% dân số Việt Nam có độ tuổi dưới 30).
- Kênh phân phối: chú trọng vào kênh phân phối điện tử qua việc ứng dụng
công nghệ (internet/phone/sms banking), mặc dù việc này địi hỏi chi phí cao từ ban
đầu. Để giảm bớt chi phí, NH nên hợp tác với các công ty công nghệ thông tin như
FPT, EVN, CMC, …
- Dịch vụ: phát triển các dịch vụ trên nền tảng công nghệ (internet/phone/sms banking) và liên kết (ngân hàng – bảo hiểm, ngân hàng – chứng khoán) bên cạnh việc phát triển các sản phẩm ngân hàng bán lẻ khác.