2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng của ACB
2.1.2.3. Phân tích tín dụng theo kỳ hạn cho vay
Ngân hàng phân loại kỳ hạn cho vay theo ba loại: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Ngắn hạn luôn được khách hàng sử dụng nhiều nhất để phù hợp với mục đích
cũng như vịng quay vốn của mình. Do đó, ngắn hạn ln chiếm tỷ trọng hơn 50% trong cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn, trung và dài hạn chiếm 50% tỷ trọng còn lại. Chi tiết được thể hiện ở bảng 2.4:
Bảng 2.4: Tình hình dư nợ cho vay theo kỳ hạn giai đoạn 2010 – 2012
Đvt: Tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
2010 2011 2012
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng
Ngắn hạn 43.900 50,35% 53.917 52,44% 55.880 54,35% Trung hạn 19.871 22,78% 26.911 26,18% 19.406 18,87% Dài hạn 23.434 26,87% 21.981 21,38% 27.530 26,78%
TỔNG 87.195 100,00% 102.809 100,00% 102.815 100,00% (Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB năm 2010, 2011, 2012)
Trong năm 2011, tỷ trọng cho vay ngắn hạn đạt 53.917 tỷ đồng, chiếm
52,44% tổng dư nợ, tăng 2.09% so với năm 2010; dư nợ trung dài hạn đạt 48.892 tỷ
đồng chiếm 47,56% tổng dư nợ, giảm so với năm trước.
Hình 2.3: Tỷ trọng dư nợ cho vay theo kỳ hạn giai đoạn 2010 – 2012
(Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB năm 2010, 2011, 2012)
Những năm trước đây, nhu cầu vay vốn của khách hàng là rất lớn để phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh có vịng quay vốn ngắn hạn, do đó ACB chủ yếu tập
trung vào cho vay kỳ ngắn hạn để đảm bảo nguồn vốn của ngân hàng. Tuy nhiên,
năm 2012 tỷ trọng dư nợ trung dài tăng nhanh nhưng có một vấn đề là nó tăng
nhanh hơn tỷ trọng huy động vốn trung dài hạn, điều này sẽ làm giảm khả năng
thanh khoản của ngân hàng. Mặc dù nguồn vốn chủ sở hữu của ACB cao nhưng về lâu dài thì ngân hàng cần cân đối giữa nguồn vốn huy động và sử dụng vốn hợp lý để đảm bảo an tồn thanh khoản. Vì vậy, ngân hàng cần có những chính sách hợp lý để cân đối tỷ trọng cho vay trung và dài hạn theo thành phần kinh tế, tập trung vào
các DN, nơi hiện nay đang có nhu cầu về vốn rất cao.