Đào tạo và phát triển nhân viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 68 - 69)

3.2. Các giải pháp đối với ACB

3.2.3. Đào tạo và phát triển nhân viên

Nguồn lực con người trong lĩnh vực ngân hàng là một trong những vấn đề rất

được các nhà quản trị ngân hàng quan tâm. Để có được nguồn nhân lực tốt cùng

nguồn nhân lực dự bị, kế thừa và thay thế khi cần thiết, thì ACB cần phải có các giải pháp phát triển nguồn nhân lực, như sau:

- Tăng cường đào tạo cho đội ngũ nhân viên và quản lý ngân hàng. Tùy theo nhu cầu, các ngân hàng cần phân loại để gửi nhân viên tham gia những khóa đào tạo trong và ngồi nước.

- Cần có chế độ, chính sách sử dụng, đãi ngộ đủ hấp dẫn để thu hút sự đóng góp của những người giỏi trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và cả người nước ngồi vào cơng cuộc phát triển ngành ngân hàng.

- Xây dựng hệ thống khuyến khích, khen thưởng và chế độ quản lý lao động phù hợp. Vì nhân viên ngân hàng là những người làm việc trong lĩnh vực dịch vụ cao cấp nên phải đảm bảo tính chun nghiệp và lương cao. Vì vậy, cần có cơ chế

tiền lương phù hợp với trình độ và năng lực cán bộ, tránh chi trả lương theo cơ chế doanh nghiệp nhà nước, hạn chế việc bình bầu thi đua khen thưởng.

- Tạo môi trường thuận lợi để phát huy hết mọi tài năng, mọi người làm việc phù hợp với khả năng và sở trường của mình.

- Tham gia tài trợ bằng hình thức học bổng hoặc tài trợ cho các cuộc thi tại một số trường đại học, từ đó nhằm phát hiện và hỗ trợ kịp thời cho những sinh viên có năng lực để bổ sung kịp thời cho nguồn lực thiếu hụt. Kết hợp với các trường đại học để tuyển nhân viên khi các sinh viên vừa mới ra trường.

- Đặc biệt cần tiêu chuẩn hóa đối với nhân viên tín dụng: NVTD phải có kiến thức chun môn vững vàng, được đào tạo bồi dưỡng chu đáo về kiến thức chuyên

môn, am hiểu thị trường, pháp luật, chun mơn hóa trong thẩm định từng ngành, nghề và từng đối tượng KH. Ngồi ra, cịn phải kiên quyết xử lý đối với các NVTD có liên quan đến tiêu cực tín dụng, khơng trung thực và chuyển cán bộ sang bộ phận công tác khác nếu thiếu kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)