Xây dựng và quản trị thương hiệu ACB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 65 - 66)

3.2. Các giải pháp đối với ACB

3.2.2.1. Xây dựng và quản trị thương hiệu ACB

Thương hiệu trong hoạt động của NHTM hết sức cần thiết, nó là một bộ

phận quan trọng trong chiến lược kinh doanh của bất của ngân hàng nào vì bản thân thương hiệu có những giá trị xác định riêng của nó. Tuy nhiên, thương hiệu chỉ có giá trị khi nó là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố kể cả trong tác nghiệp lẫn điều hành mà hiệu quả cuối cùng là làm cho khách hàng hài lòng khi sử dụng dịch vụ của ngân hàng trong điều kiện có nhiều TCTD cùng cung ứng một loại dịch vụ với

chi phí bằng nhau. Ngược lại, nền tảng thương hiệu khơng vững chắc thì việc phản tác dụng tất yếu sẽ diễn ra và lòng tin của khách hàng vào hoạt động ngân hàng đó sẽ giảm dần và thậm chí là mất đi. Trong trường hợp này thì thương hiệu khơng

mang lại giá trị mà cịn là sự thiệt hại về tài sản. Do đó, xây dựng và quản trị thương hiệu ACB tạo ra sự khác biệt nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng, ACB cần tập

trung:

- Khẳng định lại vị thế ngân hàng hàng đầu với khách hàng truyền thống và thơng điệp đến khách hàng tiềm năng. Có kế hoạch quảng bá thương hiệu, triển khai tiếp cận khách hàng trên diện rộng, đưa việc phục vụ các dịch vụ trọn gói đến từng DN, từng hộ dân, từng cá nhân.

- Mở rộng mạng lưới ngân hàng, mở rộng độ phủ để đưa hình ảnh ACB đến gần khách hàng hơn. Trước giờ ACB chú trọng phát triển mạng lưới ở khu vực

thành phố lớn, ở khu vực đông dân cư, nên đã thu hút được lượng khách hàng tương

đối lớn. Nhưng bên cạnh đó, cần phải mở rộng thêm tại địa bàn các tỉnh miền núi và

vùng xa có tiềm năng về kinh tế, sẽ tăng cường lượng vốn huy động, cấp tín dụng, càng rút ngắn khoảng cách với khách hàng hơn.

- Tạo ra sản phẩm dịch vụ nổi trội và chất lượng phục vụ của ngân hàng tốt nhất, quảng bá hình ảnh thương hiệu ACB sâu rộng đến khách hàng.

- Ngân hàng cần củng cố hình ảnh thông qua hoạt động tuyên truyền, quảng

cáo, quan hệ công chúng, như: thông qua nhân viên của ngân hàng, thông qua mạng lưới kênh phân phối, phát tờ rơi, hay thông qua các hoạt động xã hội… Các hình

thức này đều mang hình ảnh ngân hàng đến gần hơn với khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)