Kết quả phân tích hồi quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 54 - 56)

2.2. Mức độ tác động của các yếu tố đến hiệu quả hoạt động tín dụng

2.2.3.4. Kết quả phân tích hồi quy

Sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA và hệ số tương quan giữa các biến

độc lập và biến phụ thuộc, tiếp tục kiểm định mơ hình nghiên cứu bằng phương

pháp hồi quy bội tổng thể các biến, ta có kết quả hồi quy như sau:

Bảng 2.11: Bảng kết quả phương trình hồi quy của mơ hình Model Summary

Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate 1 .780a .609 .601 .63187172 a. Predictors: (Constant), LSCV, CLKD, NVHD, SPQT ANOVAa Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regressi on 116.338 4 29.085 72.84 6 .000 b Residual 74.662 187 .399 Total 191.000 191 a. Dependent Variable: HQTD b. Predictors: (Constant), LSCV, CLKD, NVHD, SPQT Coefficient a Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. Collinearity Statistics B Std. Error Beta Tolerance VIF

1 (Constant) 1.321E- 016 .046 .000 1.00 0 SPQT .641 .046 .641 14.021 .000 1.000 1.000

NVHD .235 .046 .235 5.147 .000 1.000 1.000 CLKD .358 .046 .358 7.829 .000 1.000 1.000 LSCV -.121 .046 -.121 -2.648 .009 1.000 1.000 a. Dependent Variable: HQTD

Kết quả kiểm định được cho thấy mức ý nghĩa với Sig F = 0.000 < 0.05 cho thấy mơ hình hồi quy tuyến tính bội được xây dựng phù hợp với tập dữ liệu.

Đồng thời, xác suất của thống kê t có giá trị nhỏ hơn mức ý nghĩa 5%. Nghĩa

là các biến độc lập đưa vào mơ hình đều có ý nghĩa giải thích. Vì vậy, ta chấp nhận giả thuyết H1, bác bỏ giả thuyết H0. Hơn nữa, ta có R2

= 0.609 và R2 điều chỉnh =

0.601. Điều này nói lên độ thích hợp của mơ hình là 60.1% hay nói một cách khác

mơ hình này giải thích được 60.1% sự biến thiên của nhân tố Hiệu quả tín dụng là

do các biến trong mơ hình và 39.9 % cịn lại biến thiên của nhân tố Hiệu quả tín dụng được giải thích bởi các biến khác ngồi mơ hình mà trong phạm vi nghiên cứu

của đề tài này chưa xem xét đến. Do đó, có thể kết luận đây là mơ hình tương đối

phù hợp. Hàm hồi quy được viết như sau:

Y = 0.641SPQT + 0.235NVHD + 0.358CLKD - 0.121LSCV

Kết quả của mơ hình trên cho thấy, tất cả các nhân tố của thang đo Hiệu quả tín dụng đều ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng. Trong đó, các biến có quan hệ đồng biến được sắp xếp theo mức độ ảnh hưởng quan trọng giảm dần như sau: Sản phẩm quy trình (β = 0.641), Chiến lược kinh doanh (β = 0.358), Nguồn vốn huy động (β = 0.235) có ảnh hưởng đồng biến đến Hiệu quả tín dụng (do các hệ số β dương),

nghĩa là khi ngân hàng có sản phẩm đa dạng nổi trội, quy trình gọn nhẹ, nguồn vốn huy động dồi dào, chiến lược kinh doanh tốt thì sẽ mang lại hiệu quả tín dụng cao cho ngân hàng, và ngược lại. Bên cạnh đó thì nhân tố lãi suất cho vay lại có quan hệ nghịch biến với hiệu quả tín dụng (β = -0.121), điều này nói lên là khi lãi suất ngân hàng cao, khơng cạnh tranh với các ngân hàng khác thì hiệu quả tín dụng sẽ thấp, và ngược lại hiệu quả tín dụng sẽ tăng cao (khi xét sự thay đổi của một yếu tố thì các

Như vậy, sản phẩm quy trình, chiến lược kinh doanh, nguồn vốn huy động,

lãi suất cho vay đều có ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố trong mô hình nghiên cứu là khác nhau. Trên cơ sở đó, ngân hàng sẽ

chủ động đưa những giải pháp phù hợp đối với từng nhân tố và có sự cãi tiến nhiều hơn nữa nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng cho ACB. Điều này góp phần tích cực đến kết quả kinh doanh cũng như nâng cao vị thế của ACB trong ngành ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)