ACB quyết tâm và nỗ lực phấn đấu đến năm 2020 trở thành 1 trong 3 ngân hàng có quy mơ lớn nhất, hoạt động an toàn và hiệu quả ở Việt Nam. Ngoài ra,
ACB cũng tích cực nghiên cứu diễn biến tình hình kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam, cùng những chính sách định hướng của Chính phủ, NHNN và nội lực của
ACB để đưa ra chính sách phù hợp, kịp thời nhằm giúp hạn chế và tránh được
những rủi ro trong quá trình hoạt động.
3.1.1. Mục tiêu, định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của ACB
ACB cần tiếp tục tận dụng thời cơ để phát triển để tiếp tục củng cố, nâng cao vị thế và xây dựng ACB trở thành một định chế tài chính ngân hàng hàng đầu ở
Việt Nam, thực hiện thành công sứ mệnh là ngân hàng của mọi nhà, là địa chỉ đầu
tư hiệu quả của các cổ đông, là ngân hàng tận tụy phục vụ khách hàng, cung cấp
cho khách hàng sản phẩm dịch vụ chất lượng hàng đầu, là nơi thuận lợi phát triển sự nghiệp và cuộc sống của tập thể cán bộ nhân viên, là đối tác tin cậy trong cộng đồng tài chính ngân hàng và là thành viên có nhiều đóng góp cho cộng đồng xã hội.
Với phương châm hành động “Tăng trưởng nhanh – Quản lý tốt – Hiệu quả cao”. Vì vậy, ACB cần thay đổi để sớm đưa các chuẩn mực và thông lệ quốc tế tốt nhất vào áp dụng trong quản trị, điều hành ngân hàng, phù hợp với các điều kiện cụ thể của ACB và thị trường Việt Nam.
Ưu tiên phát triển hoạt động ở khu vực thành phố lớn như TPHCM và Hà
Nội, sau đó ACB sẽ từng bước tiếp tục mở rộng ra các tỉnh thành phố trong cả
nước, theo hướng từ khu vực đô thị của các Tỉnh nhằm dọc theo trục giao thông Bắc – Nam (Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên) và một số đô thị lớn khu vực miền Đơng và miền Tây Nam Bộ. Ngồi ra, trong tương lai ACB sẽ xem xét khả năng mở rộng hoạt động ra thị trường nước ngoài.
ACB đang dần nâng cao năng lực để trở thành ngân hàng hoạt động đa năng, trên các phân khúc thị trường rộng hơn, đáp ứng đầy đủ hơn các nhu cầu về sản
phẩm dịch vụ ngân hàng ngày một đa dạng hơn, chất lượng dịch vụ cao, cơng nghệ hiện đại, hồn thiện cơ cấu tổ chức để nâng cao năng lực quản lý rủi ro, tăng năng
suất vận hành, từ đó sẽ nâng cao được hiệu quả kinh doanh của ACB.
Trước mắt, ACB đang đi được một nửa chặng đường của Chiến lược phát
triển giai đoạn 2011 – 2015, nhằm đưa ACB là “ngân hàng của mọi nhà” chiếm vị trí hàng đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.
- Trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế, cộng sự cố xảy ra với ACB trong tháng 08 và 09/2012 đã đặt ra thử thách càng lớn hơn với ACB trong việc thực hiện mục tiêu phát triển giai đoạn 2011 – 2015. Sau giai đoạn đầu xử lý khủng hoảng, đảm bảo an toàn thanh khoản cho ngân hàng, ACB tiếp tục điều chỉnh cơ cấu tổ
chức và hoạt động của HĐQT, thành lập mới và điều chỉnh tổ chức, hoạt động một số ủy ban của HĐQT. Đồng thời, tổ chức rà soát, xử lý những vấn đề cấp bách đặt
ra sau khủng hoảng, đảm bảo các điều kiện phát triển an toàn, hiệu quả và bền vững cho ngân hàng.
- Năm 2013, ACB đang dần khôi phục dần quy mơ hoạt động, uy tín và thị
phần theo hướng tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi; đồng thời cũng cố,
nâng cao năng lực quản trị rủi ro, quản trị tài chính, quản trị nguồn nhân lực nhằm tạo tiền đề để tăng trưởng bền vững cho việc thực hiện định hướng chiến lược phát triển của ngân hàng.
- Đến năm 2015, ACB có kế hoạch đạt được thị phần là trên 7% (tính đến
30/06/2013 thị phần cho vay là 7.63% ), và lúc đó quy mơ tổng tài sản 900 ngàn tỷ và lợi nhuận trước thuế là trên 12 ngàn tỷ. Trải qua rất nhiều khó khăn và thử thách trong năm trước, nhưng khi đã vượt qua ACB sẽ là một trong những ngân hàng
hàng đầu, được các khách hàng ưu tiên lựa chọn giao dịch dài lâu.
3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng của ACB
Đối với khách hàng doanh nghiệp: ACB tiếp tục ưu tiên duy trì và phát triển
các thị trường truyền thống là DN siêu nhỏ, nhỏ và vừa; đồng thời phấn đấu nâng cao năng lực để đáp ứng một cách chuyên nghiệp nhu cầu của những DN đã có quy mơ trên trung bình và lớn, đáp ứng một phần nhu cầu đặc thù của các công ty tập
đoàn lớn. Đồng thời ACB cũng cần từng bước nâng cao năng lực để đáp ứng có
hiệu quả hơn nhu cầu của các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. ACB cung cấp đầy đủ các sản phẩm dịch vụ ngân hàng thương mại đa dạng, đáp ứng nhu cầu của các DN.
Đặc biệt, cần ưu tiên tập trung phát triển sản phẩm ngân hàng giao dịch. Phấn đấu đưa thị phần cho vay lên 7% vào năm 2015. Năm 2015, kế hoạch đạt tổng thu
nhập/năm từ KHDN của ACB đạt 9.900 tỷ, số dư cho vay đạt 290 ngàn tỷ đồng.
Đối với khách hàng cá nhân: ACB tiếp tục giành ưu tiên cho phân khúc
khách hàng truyền thống là các khách hàng thu nhập khá và khách hàng thu nhập cao, đồng thời ACB cần nâng cao năng lực để có thể cung cấp sản phẩm dịch vụ
phù hợp với chất lượng cao, đáp ứng một phần nhu cầu của nhóm khách hàng đặc
biệt giàu có. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thu nhập trung bình dân cư tăng lên, nhóm khách hàng đại chúng sẽ ngày càng mở rộng và có mức thu nhập trung
bình đủ để xuất hiện các nhu cầu mới về sản phẩm dịch vụ ngân hàng. ACB cần
nâng cao năng lực để hoạt động trong một số lĩnh vực chọn lọc ở phân khúc thị
trường này. ACB là ngân hàng đã từng đi tiên phong trong hoạt động cho vay tiêu
dùng (có thế chấp và tín chấp) đối với KHCN, nhưng thời gian gần đây, vị thế của ACB ở phân khúc thị trường này đã suy giảm mạnh. Đây là một trong những phân khúc thị trường được đánh giá sẽ tăng trưởng nhanh trong thời gian tới; vì vậy, là
phân khúc dự kiến các ngân hàng sẽ cạnh tranh mạnh để giành thị phần. ACB phấn
đấu đưa thị phần cho vay lên 9,4% vào năm 2015. Năm 2015, tổng thu nhập/năm từ
KHCN của ACB đạt xấp xỉ 9.340 tỷ, số dư cho vay đạt 149 ngàn tỷ đồng.
Nổ lực đẩy mạnh tăng trưởng cho vay đến sát hạn mức cho phép của NHNN, nhưng ACB vẫn tiếp tục thực hiện chính sách tín dụng thận trọng để duy trì rủi ro
tín dụng ở mức thấp nhất, thực hiện nghiêm túc việc trích lập dự phòng rủi ro tín
dụng theo đúng quy định của NHNN với mức trích lập đủ các khoản nợ quá hạn
theo quyết định của HĐQT. Đồng thời, xây dựng hoàn chỉnh hệ thống tổ chức quản lý rủi ro, được bố trí từ Hội sở đến các CN và PGD trên toàn hệ thống.