2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng của ACB
2.1.3. Tình hình nợ xấu, nợ quá hạn
Thực trạng chất lượng tín dụng ngày càng đi xuống đồng nghĩa với việc nợ xấu đang có xu hướng tăng lên, làm ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ACB.
Nợ nhóm 2 trong các năm 2010, 2011, 2012 là 0,24%, 0,31% và 5,19%. Phần lớn nợ nhóm 2 đã được cơ cấu lại hoặc thuộc những khách hàng có phát sinh
những khoản nợ quá hạn hay nợ có vấn đề.
Bảng 2.5: Tình hình nợ tại ACB giai đoạn 2010 – 2012
Đvt: Tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
2010 2011 2012
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng
Nợ đủ tiêu chuẩn (N1) 86.689 99.42% 101.575 98.80% 94.950 92.35% Nợ cần chú ý (N2) 209 0.24% 319 0.31% 5.336 5.19% Nợ xấu (N3- 5) 296 0.34% 905 0.88% 2.592 2.46% TỔNG 87.195 100,00% 102.809 100,00% 102.815 100,00% (Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB năm 2010, 2011, 2012)
Nợ xấu, nợ quá hạn có xu hướng gia tăng nhanh từ năm 2010 đến nay, ACB
đã tập trung nhiều nguồn lực cho cơng tác phân tích ngun nhân và cảnh báo nguy
cơ phát sinh nợ quá hạn, đồng thời thực thi quyết liệt công tác đốc thúc, xử lý thu hồi nợ. Tuy nhiên, vấn đề nợ xấu đang là mối đe dọa lớn của ngành ngân hàng nói chung và ACB nói riêng, nên dù đã nỗ lực kiểm sốt, song chất lượng tín dụng của ngân hàng đến cuối năm 2011 có giảm sút so với đầu năm. Tính đến cuối năm 2011, tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn của ACB là 0,88%. Qua năm 2012 con số này lại tăng lên với 2.592 tỷ đồng chiếm 2,46% tổng dư nợ. Nợ xấu của ACB chủ yếu là cho vay
BĐS, và những ngành liên quan BĐS: kinh doanh sắt thép, xi măng, văn phịng, đồ gỗ chiếm hơn 60% nợ xấu.
Hình 2.4: Tỷ lệ nợ xấu giai đoạn 2010 – 2012
(Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB năm 2010, 2011, 2012)
Nguyên nhân chính làm cho nợ xấu, nợ quá hạn ngày càng gia tăng là do ảnh hưởng của nền kinh tế, lạm phát tăng cao, lãi suất tăng, làm cho chi phí đầu vào
tăng, nên tình hình kinh doanh mua bán chậm, thu hồi công nợ của khách hàng gặp nhiều khó khăn, khách hàng bị động trong việc có kế hoạch thu hồi nợ để thanh
toán các khoản vay đến hạn tại ACB, phụ thuộc hoàn tồn vào thiện chí của bên
mua hàng, ngồi ra cịn có yếu tố khách quan của các sự cố phát sinh trong năm 2012 của ngành ngân hàng.... Dự báo tình hình cịn khó khăn hơn, điều này ảnh
hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng, gây ra hiện tượng nợ quá hạn và nợ xấu ngân hàng tăng cao. Trước nguy cơ nợ khó đòi gia tăng, ngân hàng đang từng bước cơ
cấu lại dư nợ. Song song, ACB cũng đã liên tục cập nhật và thường xuyên tăng
cường công tác quản trị rủi ro tín dụng để giảm thiểu và hạn chế rủi ro khơng đáng có.