Đánh giá thực trạng chung về hiệu quả hoạt động tín dụng của ACB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 56 - 61)

2.3.1. Những thành tựu đạt được

ACB là ngân hàng lớn, có uy tín, tập thể ACB đồn kết đã giữ vững vị thế

ngân hàng. Nên tạo được tâm lý tốt cho khách hàng đến giao dịch, vì vậy việc khai thác và sử dụng vốn của ACB ngày càng hiệu quả. Ngoài ra, ACB là ngân hàng có khả năng thanh khoản cao nên sẽ vượt ngành về tăng trưởng tín dụng.

Dư nợ tín dụng của ACB có tốc độ tăng trưởng cao, phù hợp với hoạt động

kinh doanh của ngân hàng. Nhưng thời gian gần đây có dấu hiệu chậm lại do tình hình kinh tế không tốt nên DN không đáp ứng được điều kiện vay vốn của ngân

hàng, mặc khác do NHNN quy định tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp mặc dù ngân

hàng đã cho ra đời nhiều sản phẩm tín dụng mới và mở rộng đối tượng cho vay. Nợ quá hạn, nợ xấu có xu hướng tăng nhưng vẫn trong giới hạn kiểm soát chặt chẽ của ACB. ACB điều chỉnh tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu ở mức độ hợp lý để

hạn chế rủi ro tín dụng.

Sản phẩm tín dụng có chuyển biến tích cực hơn, ngày càng hoàn thiện để

phù hợp với nhu cầu thị trường của khách hàng. Nên đã có nhiều hình thức cấp tín dụng, gắn với các sản phẩm cụ thể đáp ứng theo từng đối tượng khách hàng. Cụ thể như: cho vay sản xuất kinh doanh gồm có cho vay ngắn hạn bổ sung vốn lưu động trả vốn cuối kỳ thế chấp BĐS, cho vay bổ sung vốn lưu động trả góp thế chấp bất

động sản, cho vay bổ sung vốn lưu động theo phương thức thấu chi thế chấp bất động sản, cho vay vốn cố định thế chấp BĐS; cho vay tiêu dùng gồm cho vay tiêu

dùng thế chấp BĐS, cho vay tiêu dùng theo phương thức thấu chi thế chấp bất động sản, cho vay thanh tốn chi phí du học thế chấp BĐS, cho vay xác minh tài chính du

học/du lịch (ký quỹ/hạn mức), cấp thẻ tín dụng có BĐS; cho vay mua BĐS thế chấp BĐS, cho vay xây dựng, sửa chữa nhà thế chấp bằng BĐS; cho vay hỗ trợ đầu tư

gồm có cho vay cầm cố thẻ tiết kiệm, cho vay thấu chi cầm cố thẻ tiết kiệm,… Ngồi ra cịn có các chương trình nhằm tăng doanh số cho vay như “Tài khoản lương của tôi” cho khách hàng cá nhân, “Bó sản phẩm” cho khách hàng doanh nghiệp…

Quy trình nghiệp vụ tín dụng của ACB cũng đang dần cãi tiến theo hướng

khoa học, phù hợp với thực tế, đảm bảo quản lý chặt chẽ q trình cấp tín dụng, vừa thuận tiện với khách hàng, vừa đảm bảo tín dụng cho ngân hàng.

Mạng lưới hoạt động của ACB trên địa bàn ngày càng mở rộng hơn. Tính đến cuối năm 2012 thì ACB có tổng cộng 342 CN/PGD hoạt động trên cả nước Việt

Nam, cho phép khách hàng vay vốn tiếp cận ngân hàng tốt hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong giao dịch, vay vốn, thu hút ngày càng nhiều khách hàng

đặt quan hệ với ngân hàng.

Khả năng kinh doanh của ACB ngày càng cao và chuyên nghiệp hơn. Đây là yếu tố nội tại gắn liền với chất lượng các nguồn lực của ACB ngày càng được cải thiện, trong đó yếu tố cơng nghệ đã tạo ra sự thay đổi cơ bản về các phương diện

trong hoạt động kinh doanh như: phương thức giao dịch, phương thức quản lý. Công tác thẩm định và quản lý tín dụng ngày càng được chú trọng về chất

lượng lẫn hiệu quả, tăng cường công tác chỉ đạo kiểm tra sau cho vay, tiến hành rà soát, định giá theo định kỳ để đánh giá lại chính xác hiệu quả của khoản vay.

2.3.2. Những khó khăn tồn tại và nguyên nhân

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, thì ACB đã và đang tồn tại những

khó khăn, hạn chế ở những vấn đề sau:

Kinh tế trong nước chưa thoát khỏi khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động sản

xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nợ quá hạn có xu hướng gia tăng nên ACB thận trọng trong việc xét cấp tín dụng. Hơn nữa, trong giai đoạn khó khăn chung thì

nhiều khó khăn về tài chính. Vì thế, nhiều doanh nghiệp và cá nhân chưa thỏa điều kiện cho vay tại ACB.

Một số khách hàng vẫn chưa yên tâm từ sau tháng 08 năm 2012. Ngoài ra các ngân hàng nhỏ thường áp dụng mức ưu đãi hấp dẫn về lãi suất, quà tặng nhằm lôi kéo khách hàng của ACB. Lãi suất huy động thấp nên tiền gửi khơng cịn là

kênh đầu tư hấp dẫn, trong khi lãi suất cho vay còn khá cao, phần lớn khách hàng rút tiền để kinh doanh và mua BĐS. Ngoài ra, thực hiện theo chỉ thị của NHNN về việc chuyển đổi dư nợ từ vàng sang VND hoặc chấp nhận lãi suất cao hơn cách tính trên hợp đồng tín dụng đã làm giảm sút niềm tin của khách hàng. Và với việc hạn

chế cho vay USD theo thông tư 03/2012/TT-NHNN của NHNN đẩy DN chỉ nhập

khẩu hàng rồi bán trong nước chuyển sang vay VND, trong khi lãi suất cho vay VND vẫn cịn cao, khơng cạnh tranh so với các Tổ chức tín dụng khác. Những điều này đã làm mất đi lượng khách hàng đáng kể của ACB

Sản phẩm, dịch vụ tín dụng tuy đang dần hồn thiện nhưng vẫn chưa thật sự

đa dạng, sản phẩm mới khó áp dụng vào thực tế. Hoạt động dịch vụ tín dụng là hoạt động truyền thống, mang lại thu nhập chủ yếu cho ACB, hiệu quả hoạt động kinh

doanh vì lẽ đó phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động cho vay. Mặc dù hiện nay các dịch vụ tín dụng đã đạt được cải thiện đáng kể nhưng vẫn còn đơn điệu và chất lượng

dịch vụ chưa cao so với các ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh, tỷ lệ cho vay của các NHTM trong nước dựa trên tài sản thế chấp vẫn còn rất lớn (chiếm trên 70%).

Đội ngũ nhân viên có chun mơn, năng lực và kinh nghiệm trong phát triển

dịch vụ tín dụng ngân hàng cịn yếu và thiếu, cụ thể năng lực NVTD ngân hàng còn những hạn chế, đặc biệt là năng lực quản lý dự án và kỹ năng maketing, quan hệ

khách hàng. Hơn nữa, tình hình nhân sự thường xuyên biến động, tiến trình nghề nghiệp tăng khá chậm, nhân viên làm lâu năm chưa có cơ hội thăng tiến, tình trạng nhân viên cũ nghỉ việc trong khi nhân viên mới chưa nắm rõ quy trình nghiệp vụ, xử lý chậm, cấp lãnh đạo phòng phải can thiệp, xử lý các chi tiết khá nhiều, khơng có thời gian phát triển khách hàng mới.

Mặt khác, một số sai pham về quy chế, quy trình tín dụng cũng như xét duyệt thủ tục để cho vay khi đưa vào các sản phẩm mới. Hay, hồ sơ xử lý tại các trung

tâm tín dụng của ACB vẫn chưa linh hoạt, chưa giải thích thắc mắc của khách hàng hợp lý nên làm cho họ khơng hài lịng.

Do cần vốn mà trong một số trường hợp khách hàng cố ý lập hồ sơ vay vốn sai mục đích, hồ sơ khống để qua mặt NVTD trong q trình thẩm định. Việc khơng chủ động được dịng tiền nên khách hàng đơi khi khơng giữ được uy tín trả nợ vay, gây ra nợ xấu nợ quá hạn. Điều này làm ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng của ngân hàng.

Thiếu sự liên kết giữa các NHTM trong nước với nhau. Trong giai đoạn cạnh tranh, để có được thị phần trong lĩnh vực tín dụng, hầu hết các NHTM đều phải

cạnh tranh gay gắt nên chưa thật sự liên kết với nhau trong việc chia xẻ thông tin, kinh nghiệm quản lý, mơ hình sản phẩm tín dụng mới, công nghệ thông tin,… gây rủi ro trong hoạt động cho vay của mình.

Mơi trường pháp lý, chính sách vĩ mô chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng do hệ thống các văn bản pháp luật đơi khi cịn nhiều bất cập, chồng chéo, mâu thuẫn ảnh hưởng đến quá trình thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng. Hơn nữa, chính sách tiền tệ, bất động sản thường xuyên

thay đổi, hay môi trường cạnh tranh không lành mạnh làm ảnh hưởng đến chất

Tóm tắt chương 2

Trong chương 2 luận văn tập trung giải quyết hai vấn đề chính:

Một là, phân tích thực trạng kết quả hoạt động tín dụng của ACB giai đoạn 2010 – 2012. Qua phân tích có thể thấy những kết quả mà ACB đạt được trong thời gian qua. Tuy nhiên, vẫn còn bộc lộ một số khó khăn và hạn chế trong quá trình hoạt động từ phía cơ quan quản lý nhà nước, phía khách hàng và đặc biệt là những vấn đề nội tại của chính bản thân ngân hàng.

Hai là, đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đến hiệu quả hoạt động của ACB bằng việc kiểm định các thang đo, mơ hình nghiên cứu, phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động tín dụng. Kết quả cho thấy có bốn nhóm nhân tố

tác động đến hiệu quả hoạt động tín dụng của ACB, gồm có: sản phẩm quy trình (6 biến), nguồn vốn huy động (5 biến), chiến lược kinh doanh (6 biến), lãi suất cho vay (3 biến).

Từ những cơ sở đó để đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)