1.2 Rủi ro tín dụng đầu tư phát triển
1.2.5.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý rủi ro TDĐT
Quy chế, quy trình cấp tín dụng:
- Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về cho vay, bảo lãnh và BĐTV. - Trước khi cho khách hàng vay phải quan tâm đến các điều kiện cơ bản như khả năng trả nợ của khách hàng so với mức cho vay; trị giá TSBĐ so với mức cho vay.
- Thiết lập các thủ tục hành chính phù hợp với các quy định của pháp luật và đảm bảo an tồn trong hoạt động cấp tín dụng.
- Việc phân cấp và ủy quyền mức phán quyết tín dụng phải tuân thủ các quy định của pháp luật về hoạt động tín dụng, đảm bảo an tồn, chất lượng và hiệu quả.
Chất lượng thẩm định và phân tích tín dụng: cơng tác thẩm định cần chú trọng việc quản lý tín dụng theo khách hàng chứ không phải chỉ quản lý theo dự án/phương án vay vốn. Để nâng cao chất lượng thẩm định, cần bố trí cán bộ đủ phẩm chất, năng lực, kinh nghiệm trong cơng tác thẩm định. Ngồi ra, khi thẩm
định cần chú trọng công tác thu thập, xử lý thông tin, cần đặc biệt lưu ý việc thẩm định năng lực, uy tín và khả năng tài chính của khách hàng.
Quản lý, giám sát quá trình giải ngân và sau khi cho vay: tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành các nguyên tắc, thủ tục cho vay và các hình thức cấp tín dụng khác. Cần tiến hành kiểm tra – kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay phù hợp với đặc điểm kinh doanh, sử dụng vốn vay của khách hàng.
Hệ thống quản lý rủi ro TDĐT:
- Xây dựng hệ thống thơng tin tín dụng và hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ: xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với hoạt động kinh doanh, đối tượng khách hàng, tính chất rủi ro của khoản nợ; xây dựng và thực hiện đồng bộ hệ thống các quy chế, quy trình nội bộ về quản lý rủi ro, trong đó đặc biệt chú trọng việc xây dựng chính sách khách hàng, đánh giá chất lượng tín dụng.
- Xây dựng giới hạn an toàn trong hoạt động tín dụng: thực hiện đúng quy định về giới hạn cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng và các tỷ lệ an toàn hoạt động.
- Tổ chức bộ máy quản lý rủi ro TDĐT: thực hiện chính sách quản lý rủi ro TDĐT, mơ hình giám sát rủi ro TDĐT, phương pháp xác định và đo lường rủi ro TDĐT có hiệu quả, trong đó bao gồm cách thức đánh giá về khả năng trả nợ của khách hàng.
- Quản lý danh mục cho vay: phân tán rủi ro trong cho vay bằng cách không dồn vốn cho vay quá nhiều đối với một khách hàng hoặc không tập trung cho vay quá nhiều vào một ngành/lĩnh vực kinh tế có độ rủi ro cao.
Hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ: thiết lập quy trình kiểm tra, kiểm sốt nội bộ hiệu quả; thực hiện cơng tác kiểm tra, kiểm sốt tín dụng trong tồn hệ thống.
Thực hiện phân loại nợ và trích lập DPRR: thực hiện chính sách tín dụng hợp lý và duy trì các khoản dự phịng để đối phó với rủi ro.
Hiệu quả xử lý nợ có vấn đề: đối với các trường hợp chây ỳ nhận nợ và trả nợ vay, cần áp dụng các biện pháp kiên quyết, đúng pháp luật để thu hồi nợ vay, kể cả việc xử lý tài sản thế chấp, cầm cố và bảo lãnh, khởi kiện lên cơ quan tòa án.
Nguồn lực trong công tác quản lý rủi ro TDĐT (bao gồm nhân lực và công nghệ): tổ chức bộ máy quản lý, tăng cường công tác đào tạo cán bộ và đầu tư công nghệ hiện đại để đáp ứng yêu cầu kinh doanh cũng như quản lý rủi ro TDĐT hiệu quả trong điều kiện hội nhập quốc tế.