Các tổ chức tài trợ chính cho các dự án dài hạn có chung tên gọi là “Các cơng ty tài chính phát triển” và Ngân hàng phát triển là tổ chức điển hình thuộc loại này ở các nước đang phát triển. Mục tiêu của nó là chỉ giới hạn cho vay các dự án vừa mang tính phát triển vừa theo kiểu Ngân hàng, tức là đáp ứng được các tiêu chí tài chính nghiêm ngặt của ngân hàng. Ngân hàng phát triển có thể chia thành Ngân hàng phát triển cấp quốc gia, cấp vùng hoặc Ngân hàng phát triển chuyên ngành.
Xét về quy mơ thì vị trí của Ngân hàng phát triển trong nền kinh tế quốc dân thay đổi rất nhiều giữa các quốc gia. Theo điều tra gần đây ở các nước đang phát triển, các Ngân hàng phát triển thường chiếm khoảng 1/8 tổng tài sản nợ của hệ thống tài chính và là loại hình tổ chức tài chính lớn nhất sau Ngân hàng thương mại và Ngân hàng Trung ương. Có thể tóm tắt về Ngân hàng phát triển như sau:
- Cấp vốn dài hạn cho nền kinh tế với giá rẻ trong khi các Ngân hàng thương mại không đảm đương được chức năng này.
- Phục vụ một số đối tượng đi vay nhất định theo sự chỉ đạo của Chính phủ trong từng thời kỳ.
- Ít nhất có Chính phủ tham gia đầu tư vốn một phần, nhưng phần nhiều là thuộc Chính phủ do nguồn gốc vốn sở hữu.
- Có nhiệm vụ chính là tìm kiếm, thẩm định, xúc tiến, tài trợ, thực hiện và giám sát các DAĐT phù hợp với mục tiêu phát triển và thứ tự ưu tiên đầu tư của quốc gia.
NHPT Việt Nam có một số điểm đặc thù như sau:
- Hoạt động khơng vì mục đích lợi nhuận; tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%; không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi; được Chính phủ đảm bảo khả năng thanh toán; được miễn nộp thuế và các khoản nộp NSNN theo quy định của pháp luật.
- Nguồn vốn hoạt động bao gồm: vốn điều lệ (hiện nay là 10.000 tỷ đồng); vốn do NSNN cấp để thực hiện nhiệm vụ TDĐT, TDXK và các mục tiêu, chương trình của Chính phủ; vốn ODA vay trực tiếp, vốn ODA được Bộ Tài chính ủy quyền thực hiện cho vay lại; phát hành TPCP, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu của NHPT và kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi; vay của Công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước; vốn NSNN cấp hỗ trợ sau đầu tư; nhận tiền gửi ủy thác của các tổ chức trong và ngoài nước; vốn nhận ủy thác, cấp phát cho vay đầu tư và thu hồi nợ của khách hàng từ các tổ chức trong và ngồi nước thơng qua Hợp đồng nhận ủy thác giữa NHPT với các tổ chức ủy thác…