Một số quy định chung về quản lý rủi ro TDĐT của Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng đầu tư phát triển tại ngân phát triển việt nam (Trang 27)

1.2 Rủi ro tín dụng đầu tư phát triển

1.2.6 Một số quy định chung về quản lý rủi ro TDĐT của Nhà nước

1.2.6.1 Quy định về quản lý nợ có vấn đề

Phân loại nợ vay là biện pháp quan trọng để quản lý nợ có vấn đề: việc phân loại nợ vay giúp cho NHPT thực hiện quản lý danh mục đầu tư tín dụng của mình, từ đó có thể xác định một cách chính xác hơn về mức độ rủi ro để có biện pháp quản lý, phòng ngừa kịp thời và biện pháp xử lý thích hợp nhằm giảm thiểu rủi ro.

Quy trình theo dõi và xử lý các khoản nợ vay có vấn đề:

Bước 1 - Nhận biết các dấu hiệu và nguyên nhân của nợ có vấn đề. Bước 2 - Kiểm ra hồ sơ các khoản vay có vấn đề.

Bước 3 - Gặp gỡ Khách hàng. Bước 4 - Lập kế hoạch thực hiện. Bước 5 - Thực hiện kế hoạch.

Bước 6 - Quản lý, theo dõi việc thực hiện kế hoạch.

Xử lý các khoản nợ có vấn đề:

- Biện pháp xử lý các khoản nợ có vấn đề: bổ sung TSBĐ; thu hồi nợ quá hạn; xử lý các tài sản đảm bảo tiền vay; khởi kiện.

- Thực hiện các giải pháp tín dụng, gia hạn nợ, khoanh nợ, xóa nợ, bán nợ. 1.2.6.2 Quy định về xử lý RRTD

Đối tượng được XLRR: khách hàng vay vốn TDĐT của Nhà nước gặp khó khăn về tài chính, khơng trả được nợ vay theo HĐTD đã ký do một trong những nguyên nhân bất khả kháng; khách hàng là Công ty Nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu (cổ phần hóa, giao doanh nghiệp cho tập thể người lao động và bán Doanh nghiệp Nhà nước) theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, gặp khó khăn về tài chính, nhất thiết phải được xử lý.

Phạm vi XLRR: tùy theo mức độ rủi ro mà xử lý một phần hoặc toàn bộ nợ vay (gốc, lãi) vốn TDĐT của Nhà nước.

Nguyên tắc XLRR:

- Chỉ xem xét XLRR cho khách hàng vay vốn TDĐT của Nhà nước gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan bất khả kháng dẫn đến không trả được nợ vay theo đúng HĐTD (phụ lục HĐTD) đã ký hoặc Khách hàng là Doanh nghiệp Nhà nước nhất thiết phải được xử lý về tài chính khi chuyển đổi sở hữu.

- Việc xem xét XLRR được thực hiện cho từng trường hợp cụ thể, căn cứ vào khả năng tài chính của khách hàng; mức độ thiệt hại và nguyên nhân dẫn đến rủi ro. Một dự án có thể được áp dụng đồng thời nhiều biện pháp XLRR theo quy định của Bộ Tài chính hướng dẫn XLRR vốn TDĐT của Nhà nước.

- Chỉ xem xét áp dụng biện pháp xóa nợ cho khách hàng sau khi đã thực hiện các biện pháp tận thu theo quy định (bao gồm cả việc thu hồi tiền bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm đối với tài sản hình thành từ vốn vay thuộc đối tượng mua bảo hiểm bắt buộc) mà khách hàng vẫn khơng cịn nguồn để trả nợ.

Thời điểm thẩm định hồ sơ XLRR: NHPT có trách nhiệm tiếp nhận và thẩm định hồ sơ đề nghị XLRR trên cơ sở đề nghị của khách hàng để báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định nêu trên.

Các trường hợp không thuộc đối tượng XLRR: các khoản nợ đã được xử lý theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (trừ trường hợp khách hàng bị giải thể, phá sản theo quyết định của pháp luật hoặc khách hàng là cá nhân bị chết, mất tích sau khi đã xử lý xong tài sản để thu nợ).

Biện pháp XLRR:

- Gia hạn nợ: là việc kéo dài thời hạn trả nợ (gốc, lãi) vượt quá thời hạn cho vay đã thỏa thuận trước đó trong HĐTD.

- Khoanh nợ: là biện pháp tạm thời chưa thu nợ (gốc, lãi) trong một thời gian nhất định và khơng tính lãi trên số nợ gốc được khoanh trong thời gian đó. Trong thời gian khoanh nợ, nếu khách hàng có khả năng trả nợ, thì NHPT xác định kỳ hạn,

mức trả nợ trong từng kỳ hạn cho phù hợp và yêu cầu khách hàng có trách nhiệm trả nợ để thu hồi vốn cho Nhà nước.

- Xóa nợ: là biện pháp khơng thu nợ gốc, nợ lãi đối với khách hàng gặp rủi ro khơng có khả năng trả nợ sau khi đã áp dụng mọi biện pháp để tận thu và đã được xử lý nợ theo quy định.

- Bán nợ: là việc chuyển nhượng khoản nợ, theo đó, bên bán nợ (NHPT) chuyển giao quyền chủ nợ của khoản nợ cho bên mua nợ (Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp) và nhận thanh toán từ bên mua nợ.

1.2.6.3 Sự khác nhau giữa quản lý rủi ro TDĐT của Nhà nước và quản lý RRTD của NHTM NHTM

Từ sự khác nhau giữa TDĐT của Nhà nước với tín dụng của NHTM, việc quản lý rủi ro TDĐT của Nhà nước và quản lý RRTD của NHTM có một số điểm khác biệt sau:

- Việc quản lý rủi ro TDĐT của Nhà nước được thực hiện nhằm mục đích để rủi ro TDĐT khơng ảnh hưởng xấu đến kinh tế vĩ mô, trong khi việc quản lý RRTD của NHTM nhằm làm “đẹp” cho bảng cân đối kế toán cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của chính NHTM (từ đó đem lại thu nhập cao cho các cổ đông…).

- NHPT cũng như NHTM phải chủ động xây dựng bộ máy cũng như quy trình quản lý RRTD. Tuy nhiên, khi XLRR đối với các khoản vay, NHPT không được chủ động mà phải trình Bộ Tài chính hoặc Chính phủ (thơng qua Bộ Tài chính) với nhiều thủ tục phức tạp, mất rất nhiều thời gian, trong khi NHTM rất chủ động khi XLRR (vì việc XLRR ảnh hưởng đến an tồn vốn và sự tồn tại của chính NHTM đó).

- Do các điều kiện cho vay của NHPT rất ưu đãi (như lãi suất thấp, thời gian cho vay dài, TSBĐ có tính thanh khoản thấp) nên việc quản lý rủi ro TDĐT phải được thực hiện rất kỹ càng ngay từ khâu thẩm định năng lực tài chính cũng như khả năng quản lý DADT của khách hàng, trong khi NHTM lại chú trọng xem xét tính thanh khoản của TSBĐ (chủ yếu là quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà) khi thẩm định cho vay.

- Tuy đối tượng cho vay của NHPT được quy định hẹp hơn so với đối tượng cho vay của NHTM nhưng việc quản lý rủi ro TDĐT vẫn cần sự định hướng kịp thời của Nhà nước về ngành nghề có thể hạn chế cho vay trong từng thời kỳ (mặc dù ngành nghề hay lĩnh vực đó nằm trong danh mục được vay vốn TDĐT), hoặc yêu cầu vốn tự có của khách hàng tham gia DAĐT (ở ngành nghề/lĩnh vực nhất định) cao hơn so với quy định chung để tăng cường trách nhiệm của khách hàng. Trong khi đó, đối tượng cho vay của NHTM rất rộng, việc quản lý RRTD được NHTM thực hiện từ việc chọn lọc ngành nghề hay khách hàng, chủ động quy định ngừng cấp hoặc hạn chế cấp tín dụng đối với một số ngành nghề hay lĩnh vực trong từng thời kỳ, hoặc khách hàng/nhóm khách hàng liên quan.

- Việc giải ngân vốn TDĐT của Nhà nước phải đáp ứng các quy định về thủ tục đầu tư xây dựng (khá phức tạp) tương tự như những dự án sử dụng vốn NSNN. Cũng từ đó, việc quản lý rủi ro TDĐT ở giai đoạn này chính là yêu cầu hồ sơ khi giải ngân rất chặt chẽ (theo đúng quy định của Nhà nước về đấu thầu, đầu tư xây dựng…), trong khi thủ tục giải ngân ở NHTM đơn giản hơn.

Kết luận chương 1

TDĐT của Nhà nước là một hình thức đầu tư rất quan trọng của Nhà nước cho phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là trong q trình cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập kinh tế. Tuy nhiên, hoạt động TDĐT có mục đích và đặc điểm khác với tín dụng của NHTM.

Hoạt động tín dụng của bất kỳ TCTD nào cũng đều có rủi ro, do đó TDĐT của Nhà nước cũng khơng phải là ngoại lệ. Tìm hiểu một số vấn đề của RRTD như khái niệm, nguyên nhân, hậu quả và phương pháp quản lý là cơ sở để đưa ra đánh giá về thực trạng hoạt động TDĐT cũng như đề xuất một số biện pháp quản lý RRTD của NHPT nhằm giảm thiểu hậu quả tiêu cực mà RRTD đem lại cho hoạt động TDĐT của Nhà nước, góp phần nâng cao hiệu quả của nguồn vốn tín dụng Nhà nước đối với sự phát triển của nền kinh tế đất nước.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN

VIỆT NAM

2.1 Giới thiệu Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới việc thực hiện chính sách TDĐT và TDXK của Nhà nước, phù hợp với lộ trình cam kết gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), ngày 19/5/2006 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg về việc thành lập NHPT trên cơ sở tổ chức lại Quỹ Hỗ trợ phát triển (được thành lập theo Nghị định số 50/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ).

NHPT được tổ chức và hoạt động theo điều lệ ban hành kèm theo Quyết định số 110/2006/QĐ-TTg ngày 19/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Tên giao dịch quốc tế của NHPT là The Vietnam Development Bank (viết tắt là VDB). Là một cơng cụ tài chính của Chính phủ, NHPT thực hiện chức năng, nhiệm vụ sau:

- Huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngồi nước để thực hiện chính sách TDĐT và TDXK theo quy định của Chính phủ.

- Thực hiện chính sách TDĐT của Nhà nước thông qua việc cho vay các DAĐT; hỗ trợ sau đầu tư đối với các dự án được ưu đãi đầu tư của tất cả các thành phần kinh tế thuộc một số ngành, lĩnh vực, chương trình kinh tế lớn và các vùng kinh tế khó khăn cần khuyến khích theo luật khuyến khích đầu tư trong nước.

- Thực hiện chính sách TDXK của Nhà nước thông qua việc cho vay xuất khẩu (cho nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu nước ngoài vay).

- Nhận ủy thác quản lý nguồn vốn ODA được Chính phủ cho vay lại; nhận ủy thác, cấp phát cho vay đầu tư và thu hồi nợ của khách hàng từ các tổ chức trong và ngồi nước thơng qua hợp đồng nhận ủy thác giữa NHPT với các tổ chức ủy thác.

- Bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn tại các NHTM.

- Cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng và tham gia hệ thống thanh toán trong nước và quốc tế phục vụ các hoạt động của NHPT.

- Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực TDĐT và TDXK.

- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao.

NHPT có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có con dấu, được mở tài khoản tại NHNN, Kho bạc Nhà nước, các NHTM trong nước và nước ngoài, được tham gia hệ thống thanh toán với các ngân hàng và cung cấp dịch vụ thanh toán theo quy định của pháp luật.

NHPT là đơn vị hạch tốn tập trung tồn hệ thống; tự chủ về tài chính; thực hiện bảo tồn và phát triển vốn; bù đắp chi phí và rủi ro hoạt động tín dụng; được Nhà nước cấp bù CLLS và phí quản lý đối với hoạt động TDĐT và TDXK quy định tại quy chế quản lý tài chính.

Trụ sở chính của NHPT đặt tại Thủ đô Hà Nội, Sở Giao dịch tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, văn phịng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh và các chi nhánh/phòng giao dịch tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2.2 Một số điểm đặc thù của Ngân hàng phát triển

Các tổ chức tài trợ chính cho các dự án dài hạn có chung tên gọi là “Các cơng ty tài chính phát triển” và Ngân hàng phát triển là tổ chức điển hình thuộc loại này ở các nước đang phát triển. Mục tiêu của nó là chỉ giới hạn cho vay các dự án vừa mang tính phát triển vừa theo kiểu Ngân hàng, tức là đáp ứng được các tiêu chí tài chính nghiêm ngặt của ngân hàng. Ngân hàng phát triển có thể chia thành Ngân hàng phát triển cấp quốc gia, cấp vùng hoặc Ngân hàng phát triển chun ngành.

Xét về quy mơ thì vị trí của Ngân hàng phát triển trong nền kinh tế quốc dân thay đổi rất nhiều giữa các quốc gia. Theo điều tra gần đây ở các nước đang phát triển, các Ngân hàng phát triển thường chiếm khoảng 1/8 tổng tài sản nợ của hệ thống tài chính và là loại hình tổ chức tài chính lớn nhất sau Ngân hàng thương mại và Ngân hàng Trung ương. Có thể tóm tắt về Ngân hàng phát triển như sau:

- Cấp vốn dài hạn cho nền kinh tế với giá rẻ trong khi các Ngân hàng thương mại không đảm đương được chức năng này.

- Phục vụ một số đối tượng đi vay nhất định theo sự chỉ đạo của Chính phủ trong từng thời kỳ.

- Ít nhất có Chính phủ tham gia đầu tư vốn một phần, nhưng phần nhiều là thuộc Chính phủ do nguồn gốc vốn sở hữu.

- Có nhiệm vụ chính là tìm kiếm, thẩm định, xúc tiến, tài trợ, thực hiện và giám sát các DAĐT phù hợp với mục tiêu phát triển và thứ tự ưu tiên đầu tư của quốc gia.

NHPT Việt Nam có một số điểm đặc thù như sau:

- Hoạt động khơng vì mục đích lợi nhuận; tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%; khơng phải tham gia bảo hiểm tiền gửi; được Chính phủ đảm bảo khả năng thanh toán; được miễn nộp thuế và các khoản nộp NSNN theo quy định của pháp luật.

- Nguồn vốn hoạt động bao gồm: vốn điều lệ (hiện nay là 10.000 tỷ đồng); vốn do NSNN cấp để thực hiện nhiệm vụ TDĐT, TDXK và các mục tiêu, chương trình của Chính phủ; vốn ODA vay trực tiếp, vốn ODA được Bộ Tài chính ủy quyền thực hiện cho vay lại; phát hành TPCP, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu của NHPT và kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi; vay của Công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước; vốn NSNN cấp hỗ trợ sau đầu tư; nhận tiền gửi ủy thác của các tổ chức trong và ngoài nước; vốn nhận ủy thác, cấp phát cho vay đầu tư và thu hồi nợ của khách hàng từ các tổ chức trong và ngồi nước thơng qua Hợp đồng nhận ủy thác giữa NHPT với các tổ chức ủy thác…

2.3 Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam giai đoạn 2008 - 2011 đoạn 2008 - 2011

2.3.1 Về TDĐT

Từ năm 2008 đến năm 2011 doanh số giải ngân cũng như dư nợ TDĐT tăng, cụ thể như sau:

Bảng 2.1 Doanh số giải ngân và dư nợ TDĐT giai đoạn 2008-2011

Số liệu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Giải ngân (tỷ đồng) 17.725 21.914 24.295 23.452

Số liệu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Dư nợ (tỷ đồng) 61.932 73.455 87.058 97.353

Nguồn: Báo cáo của NHPT từ năm 2008-2011

Từ năm 2008-2010 số vốn TDĐT giải ngân đều tăng, cụ thể: năm 2009 tăng 23,63% so với năm 2008, năm 2010 tăng 10,87% so với năm 2009. Riêng năm 2011, số vốn TDĐT giải ngân giảm nhẹ so với năm 2010 là 3,47%. Dư nợ vốn TDĐT qua các năm đều tăng, chứng tỏ vốn TDĐT vẫn đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế, cụ thể: năm 2009 tăng 18,61% so với năm 2008, năm 2010 tăng 18,52% so với năm 2009, năm 2011 tăng 11,83% so với năm 2010.

- Năm 2008: NHPT phối hợp với các bộ ngành và doanh nghiệp thực hiện rà sốt các dự án có hiệu quả cần đẩy nhanh tiến độ để hồn thành đầu tư đưa vào sử dụng trong năm, đảm bảo hỗ trợ vốn cho các dự án có ý nghĩa lớn về an sinh xã hội (xử lý rác thải, cấp nước sinh hoạt, y tế, giáo dục), các dự án điện và dự án trọng điểm của Chính phủ. Trong tình hình tính thanh khoản của thị trường giảm sút, nhiều NHTM không giải ngân được theo HĐTD, NHPT vẫn đảm bảo vốn theo cam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng đầu tư phát triển tại ngân phát triển việt nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)