Quản lý danh mục cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng đầu tư phát triển tại ngân phát triển việt nam (Trang 76 - 77)

3.3 Những biện pháp quản lý rủi ro tín dụng đầu tư phát triển

3.3.2.4 Quản lý danh mục cho vay

Các dự án vay vốn TDĐT của Nhà nước thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư của Chính phủ. Tùy theo từng giai đoạn cụ thể, để thực hiện được các mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Chính phủ xây dựng danh mục các dự án vay vốn TDĐT. Dự án thuộc ngành, lĩnh vực quan trọng trong chương trình kinh tế lớn có tác động trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững nhưng không được NSNN cấp phát và không được các NHTM cho vay theo điều kiện thơng thường vì có yếu tố rủi ro.

Hạn chế tín dụng tập trung vào một khách hàng và một nhóm khách hàng: khi cấp tín dụng cho một khách hàng và một nhóm khách hàng có quan hệ khơng được tập trung vốn lớn nhằm phân tán rủi ro.

Giới hạn tín dụng cho các ngành, sản phẩm, khu vực địa lý: trên cơ sở các phân tích, báo cáo về xu hướng phát triển, nhu cầu vốn, mức độ rủi ro của các ngành nghề, lĩnh vực, sản phẩm trên thị trường đồng thời hạn chế RRTD do tập trung tín dụng vào một số lĩnh vực chủ yếu. Căn cứ năng lực tài chính, khả năng đáp ứng vốn, NHPT xây dựng các giới hạn tín dụng phù hợp đối với ngành, sản phẩm, khu vực địa lý trong từng thời kỳ nhất định:

- Giới hạn tập trung tín dụng đối với ngành, sản phẩm.

- Giới hạn tập trung tín dụng theo khu vực trọng điểm kinh tế.

Đa dạng hóa danh mục cho vay để phân tán RRTD. Muốn vậy cần đẩy mạnh thực hiện các hình thức tài trợ hiện tại và thực hiện thêm các hình thức tài trợ, đầu tư theo hướng thị trường. Để tiến hành đa dạng hóa cần quy định và áp dụng hệ thống giới hạn tín dụng như phân tích ở trên.

Đích hướng tới trong hoạt động tín dụng của ngân hàng là xây dựng được một danh mục cho vay an toàn, hiệu quả. Vốn cho vay phải được phân bổ một cách hợp lý vào các lĩnh vực, ngành nghề theo các giới hạn quy định, tránh tập trung tín dụng quá mức, thực hiện phân tán rủi ro nhằm đạt được lợi nhuận cao nhất và hạn chế tối đa RRTD.

Danh mục cho vay phải được rà sốt và có các báo cáo định kỳ về xu hướng rủi ro, các nguy cơ rủi ro chính, các lĩnh vực rủi ro cao của danh mục và các biện pháp áp dụng để giảm thiểu rủi ro.

Trên cơ sở rà soát, phân tích rủi ro ảnh hưởng đến khả năng giảm sút thu nhập và mất vốn của danh mục cho vay hiện tại (do sự thay đổi môi trường kinh doanh, thay đổi chính sách của Nhà nước, sự biến động của bản thân doanh nghiệp và các nguyên nhân thuộc về ngân hàng…) thực hiện việc điều chỉnh danh mục cho vay một cách kịp thời, hợp lý nhằm tạo sự cân đối của danh mục giữa các tài sản có độ rủi ro cao và tài sản có độ rủi ro thấp từ đó tạo ra thu nhập hợp lý và điều tiết được rủi ro.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng đầu tư phát triển tại ngân phát triển việt nam (Trang 76 - 77)