Hoàn thiện bộ máy quản lý RRTD

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng đầu tư phát triển tại ngân phát triển việt nam (Trang 74 - 76)

3.3 Những biện pháp quản lý rủi ro tín dụng đầu tư phát triển

3.3.2.3 Hoàn thiện bộ máy quản lý RRTD

Để sử dụng nguồn vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước có hiệu quả và đảm bảo tính an tồn, lành mạnh trong hoạt động cấp tín dụng, cần xây dựng một mơ hình quản lý RRTD phù hợp với NHPT. Trên cơ sở những nguyên tắc Basel về quản lý nợ xấu và đặc thù của hoạt động tín dụng cho vay tại NHPT, những định hướng có thể áp dụng trong xây dựng hệ thống quản trị RRTD như sau: Thực hiện phân tách chức năng tìm kiếm khách hàng, chức năng thẩm định, quản lý RRTD và chức năng quản lý nợ trong hoạt động cấp tín dụng cho các doanh nghiệp; Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm pháp lý của bộ phận quan hệ khách hàng, quản lý RRTD và quản lý nợ; Tiêu chuẩn hóa cán bộ theo dõi RRTD để đáp ứng các yêu cầu của nguyên tắc Basel, theo đó, cần xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý RRTD có kinh nghiệm, kiến thức và khả năng nhanh nhạy khi xem xét, đánh giá các đề xuất tín dụng; Xây dựng cơ chế trao đổi thơng tin hiệu quả, đảm bảo sự liên lạc thường

xuyên, liên tục và cập nhật kịp thời các thông tin trọng yếu giữa các bộ phận chức năng trong hoạt động cấp tín dụng; Nâng cao tính thực tiễn và khả năng đánh giá chính xác của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, thực hiện xếp hạng tín dụng theo định kỳ và duy trì một cách liên tục để làm cơ sở trong xây dựng chính sách khách hàng về giới hạn tín dụng, áp dụng hình thức BĐTV thích hợp, các định hướng tín dụng với từng khách hàng.

Để hạn chế RRTD, NHPT phải xây dựng và hoàn thiện bộ máy QLRR phù hợp với thơng lệ quốc tế, trong đó quan trọng nhất là hình thành bộ phận QLRR ở Hội sở chính và các Chi nhánh. Mơ hình QLRR có thể bao gồm: Ủy ban QLRR trực thuộc HĐQL; Ban QLRR thuộc cơ quan điều hành ở Trung ương và Phịng QLRR tại các Chi nhánh. Trong đó bộ phận QLRR phải hoạt động theo nguyên tắc không tham gia vào quá trình tạo ra rủi ro. NHPT cần phải nhanh chóng hình thành hệ thống QLRR theo nguyên tắc tập trung, ngành dọc, đảm bảo tính độc lập của hệ thống này. Nhanh chóng hình thành mơ hình tổ chức Ban QLRR của NHPT theo nguyên tắc: Ban QLRR hoạt động độc lập với các ban khác, chịu sự điều hành trực tiếp của HĐQL và Tổng giám đốc. Đồng thời cần xây dựng và ban hành quy chế, điều lệ hoạt động của Ban QLRR. Xây dựng hệ thống các chuẩn mực, các quy trình phịng ngừa và XLRR, đặc biệt là chú trọng các giải pháp dự báo và phịng ngừa rủi ro.

Để hồn thiện và nâng cao chất lượng cơng tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ thì cơng việc này cần phải tiến hành theo hướng tổ chức lại bộ máy và hoạt động của Ban Kiểm soát và Ban KTNB tại Hội sở chính, Phịng KTNB tại Chi nhánh qua việc đan xen giữa quản lý theo chiều ngang và quản lý theo ngành dọc. Đồng thời để cơng tác KTNB đạt hiệu quả cao thì cần phải: (i) tăng cường lực lượng cán bộ cho hệ thống KTNB; (ii) chun mơn hóa, chun nghiệp hóa hoạt động KTNB; (iii) đổi mới cách thức kiểm tra và phải có chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với cán bộ KTNB.

Bộ phận kiểm soát nội bộ hay cịn được gọi là kiểm sốt tổng hợp của NHPT phải được tổ chức độc lập hoàn toàn với tất cả các bộ phận khác và chỉ chịu sự lãnh

đạo trực tiếp của Ban điều hành. Các kiểm soát viên cần được trang bị đầy đủ những điều kiện và phương tiện cần thiết để làm việc, đặc biệt là sự trợ giúp, ủng hộ của HĐQL và Ban điều hành để có thể thực hiện tốt quyền kiểm sốt của mình đối với tất cả các bộ phận khác trong ngân hàng.

Quyền hạn và trách nhiệm của Ban kiểm soát phải được xác định rõ ràng và phải được phân bổ những cán bộ có năng lực và làm việc cơng tâm. Ban kiểm sốt có nhiệm vụ:

- Theo dõi sự chấp hành các quy chế Nhà nước hiện hành cũng như trong nội bộ thông qua việc kiểm tra tất cả các yếu tố có nghi vấn.

- Đảm bảo công tác kiểm tra hoạt động của các Chi nhánh và sự chấp hành mức ủy quyền phán quyết.

- Góp phần xác định và quản lý hạn mức rủi ro.

- Xây dựng văn hóa phịng ngừa rủi ro trong tồn hệ thống.

Nhìn chung Kiểm sốt nội bộ phải là người bảo vệ ngân hàng, đảm bảo cho các quy chế - quy trình đã ban hành được áp dụng có hiệu quả. Ngồi ra, Ban kiểm sốt cịn có vai trị phịng ngừa rủi ro và xác định những vùng rủi ro đối với các hoạt động của ngân hàng; mục tiêu của nó là giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra với ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng đầu tư phát triển tại ngân phát triển việt nam (Trang 74 - 76)