Nâng cao hiệu quả công tác KTNB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng đầu tư phát triển tại ngân phát triển việt nam (Trang 80 - 81)

3.3 Những biện pháp quản lý rủi ro tín dụng đầu tư phát triển

3.3.3.3 Nâng cao hiệu quả công tác KTNB

Thiết kế quy trình kiểm tra, kiểm sốt nội bộ TDĐT hiệu quả, cần tiến hành kiểm tra – kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay phù hợp với các đặc điểm của NHPT và đặc điểm kinh doanh, sử dụng vốn vay của khách hàng.

Đẩy mạnh cơng tác kiểm tra, kiểm sốt tín dụng trong tồn hệ thống:

- Lãnh đạo Chi nhánh phải luôn luôn coi trọng công tác tự kiểm tra, thường xuyên quán triệt đến toàn thể cán bộ viên chức cơ quan về vị trí, tầm quan trọng của cơng tác kiểm tra nói chung và tự kiểm tra nói riêng, xác định rõ trách nhiệm của cán bộ trong tự kiểm tra và đáp ứng tốt yêu cầu kiểm tra của Phòng kiểm tra của Chi nhánh và của cấp trên.

- Trước khi Phòng kiểm tra thực hiện KTNB thì cơng tác kiểm tra phải được thực hiện rất tốt tại các phòng trong Chi nhánh. Trưởng phòng phải tổ chức cho cán bộ trong phòng tự kiểm tra chéo giữa các cán bộ trong phòng. Như vậy, các cán bộ cùng phòng, cùng nghiệp vụ như nhau sẽ kiểm tra cho nhau tốt hơn và tự mỗi người đã nâng cao nghiệp vụ của mình. Tuy vậy, cần chú ý đến nhược điểm của việc kiểm tra tại các phịng vì cán bộ cịn e dè nể nang, kiểm tra qua loa để lấy số liệu báo cáo Phòng kiểm tra. Để khắc phục nhược điểm này, khi xây dựng tiêu chí thi đua của Phịng phải đưa ra các tiêu chí chấm điểm cụ thể, có điểm thưởng cho các cá nhân tích cực trong cơng tác tự kiểm tra hoặc ít có sai sót trong nghiệp vụ, đồng thời trừ điểm những cán bộ để xảy ra nhiều sai sót trong nghiệp vụ hoặc tự kiểm tra qua loa, đại khái, sau khi tự kiểm tra vẫn phát hiện còn nhiều sai sót. Sau tự kiểm tra của từng phịng, Chi nhánh tổng hợp trung thực kết quả chuyển về Phịng kiểm tra để có kế hoạch rà sốt kiểm tra lại.

- Định kỳ hàng quý hoặc 6 tháng, lãnh đạo Chi nhánh cần tổ chức thành lập tổ kiểm tra của Chi nhánh bao gồm các cán bộ giỏi, có kinh nghiệm tại các phòng để tổ chức kiểm tra toàn diện các nghiệp vụ phát sinh hàng quý hoặc 6 tháng. Như vậy sẽ tập trung được những cán bộ giỏi nhất, có kinh nghiệm nghiệp vụ đang cơng tác tại các phòng, cán bộ làm ở tất cả các lĩnh vực để tiến hành kiểm tra một cách toàn diện kết quả hoạt động nghiệp vụ của Chi nhánh, kịp thời khắc phục sai sót, hạn chế

thấp nhất rủi ro. Sau kiểm tra, giữa Phòng kiểm tra và cán bộ các phịng có sự trao đổi, thảo luận để đi đến kết luận kiểm tra qua đó nâng cao tay nghề, kinh nghiệm cho cán bộ.

- Sau kiểm tra, kết luận kiểm tra, các phòng trong Chi nhánh phải họp kiểm điểm, đánh giá quy rõ trách nhiệm đến tập thể và từng cá nhân để rút kinh nghiệm, xét khen thưởng thi đua, nhận xét cán bộ, đồng thời xử lý nghiêm cán bộ có trách nhiệm thấp, chất lượng nghiệp vụ kém gây thiệt hại đến tài sản Nhà nước, thành tích của tập thể…

- Sau mỗi đợt kiểm tra, Phịng kiểm tra phải chủ trì đúc rút các kinh nghiệm, các lỗi hay gặp, xây dựng thành cẩm nang trong công tác kiểm tra các mặt nghiệp vụ tại Chi nhánh để mỗi cán bộ khi thực thi nghiệp vụ khơng bị mắc phải sai sót, kiểm soát chặt chẽ hồ sơ hơn. Đối với cán bộ chuyên trách kiểm tra, hoặc các cán bộ các phòng tự kiểm tra chéo cho nhau cũng có một quyển sổ tay trong công tác kiểm tra tại Chi nhánh. Nội dung cẩm nang bao gồm: cách thức tiến hành kiểm tra, quy định về kiểm tra, các lỗi hay mắc phải trong từng nghiệp vụ…

- Tại Chi nhánh cần tổ chức tự học tập, thảo luận về công tác kiểm tra, các lỗi thường gặp trong công tác kiểm tra cho toàn thể cán bộ viên chức cơ quan.

- Để cơng tác kiểm tra của Phịng kiểm tra đạt kết quả tốt, cán bộ Phòng kiểm tra phải thường xuyên được cập nhật kiến thức mới, phải thường xuyên được luân chuyển sang các phịng nghiệp vụ để có thêm kinh nghiệm trong cơng tác chun mơn, va chạm nghiệp vụ thì mới có kinh nghiệm trong công tác kiểm tra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng đầu tư phát triển tại ngân phát triển việt nam (Trang 80 - 81)