1.2 Rủi ro tín dụng đầu tư phát triển
1.2.6.3 Sự khác nhau giữa quản lý rủi ro TDĐT của Nhà nước và quản lý
NHTM
Từ sự khác nhau giữa TDĐT của Nhà nước với tín dụng của NHTM, việc quản lý rủi ro TDĐT của Nhà nước và quản lý RRTD của NHTM có một số điểm khác biệt sau:
- Việc quản lý rủi ro TDĐT của Nhà nước được thực hiện nhằm mục đích để rủi ro TDĐT khơng ảnh hưởng xấu đến kinh tế vĩ mô, trong khi việc quản lý RRTD của NHTM nhằm làm “đẹp” cho bảng cân đối kế toán cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của chính NHTM (từ đó đem lại thu nhập cao cho các cổ đông…).
- NHPT cũng như NHTM phải chủ động xây dựng bộ máy cũng như quy trình quản lý RRTD. Tuy nhiên, khi XLRR đối với các khoản vay, NHPT không được chủ động mà phải trình Bộ Tài chính hoặc Chính phủ (thơng qua Bộ Tài chính) với nhiều thủ tục phức tạp, mất rất nhiều thời gian, trong khi NHTM rất chủ động khi XLRR (vì việc XLRR ảnh hưởng đến an tồn vốn và sự tồn tại của chính NHTM đó).
- Do các điều kiện cho vay của NHPT rất ưu đãi (như lãi suất thấp, thời gian cho vay dài, TSBĐ có tính thanh khoản thấp) nên việc quản lý rủi ro TDĐT phải được thực hiện rất kỹ càng ngay từ khâu thẩm định năng lực tài chính cũng như khả năng quản lý DADT của khách hàng, trong khi NHTM lại chú trọng xem xét tính thanh khoản của TSBĐ (chủ yếu là quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà) khi thẩm định cho vay.
- Tuy đối tượng cho vay của NHPT được quy định hẹp hơn so với đối tượng cho vay của NHTM nhưng việc quản lý rủi ro TDĐT vẫn cần sự định hướng kịp thời của Nhà nước về ngành nghề có thể hạn chế cho vay trong từng thời kỳ (mặc dù ngành nghề hay lĩnh vực đó nằm trong danh mục được vay vốn TDĐT), hoặc yêu cầu vốn tự có của khách hàng tham gia DAĐT (ở ngành nghề/lĩnh vực nhất định) cao hơn so với quy định chung để tăng cường trách nhiệm của khách hàng. Trong khi đó, đối tượng cho vay của NHTM rất rộng, việc quản lý RRTD được NHTM thực hiện từ việc chọn lọc ngành nghề hay khách hàng, chủ động quy định ngừng cấp hoặc hạn chế cấp tín dụng đối với một số ngành nghề hay lĩnh vực trong từng thời kỳ, hoặc khách hàng/nhóm khách hàng liên quan.
- Việc giải ngân vốn TDĐT của Nhà nước phải đáp ứng các quy định về thủ tục đầu tư xây dựng (khá phức tạp) tương tự như những dự án sử dụng vốn NSNN. Cũng từ đó, việc quản lý rủi ro TDĐT ở giai đoạn này chính là yêu cầu hồ sơ khi giải ngân rất chặt chẽ (theo đúng quy định của Nhà nước về đấu thầu, đầu tư xây dựng…), trong khi thủ tục giải ngân ở NHTM đơn giản hơn.
Kết luận chương 1
TDĐT của Nhà nước là một hình thức đầu tư rất quan trọng của Nhà nước cho phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là trong q trình cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập kinh tế. Tuy nhiên, hoạt động TDĐT có mục đích và đặc điểm khác với tín dụng của NHTM.
Hoạt động tín dụng của bất kỳ TCTD nào cũng đều có rủi ro, do đó TDĐT của Nhà nước cũng khơng phải là ngoại lệ. Tìm hiểu một số vấn đề của RRTD như khái niệm, nguyên nhân, hậu quả và phương pháp quản lý là cơ sở để đưa ra đánh giá về thực trạng hoạt động TDĐT cũng như đề xuất một số biện pháp quản lý RRTD của NHPT nhằm giảm thiểu hậu quả tiêu cực mà RRTD đem lại cho hoạt động TDĐT của Nhà nước, góp phần nâng cao hiệu quả của nguồn vốn tín dụng Nhà nước đối với sự phát triển của nền kinh tế đất nước.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM