Chỉ tiêu, kế hoạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng đầu tư phát triển tại ngân phát triển việt nam (Trang 44)

2.5 Nguyên nhân của rủi ro tín dụng đầu tư phát triển

2.5.2.6 Chỉ tiêu, kế hoạch

Tuy tăng trưởng tín dụng khơng phải là mục tiêu hàng đầu của NHPT nhưng việc tăng số vốn cho vay theo chỉ tiêu pháp lệnh hàng năm của Nhà nước (trong khi điều kiện giải ngân vốn TDĐT đòi hỏi khá cao) đã dẫn đến việc một số chi nhánh vì “chạy theo” thành tích nên đã bỏ qua một số điều kiện khi giải ngân cho chủ đầu tư (ví dụ như thiếu biên bản nghiệm thu kỹ thuật, biên bản nghiệm thu từng bước cơng việc…).

Có áp lực nhất định từ việc hoàn thành kế hoạch thu nợ được giao nên khi doanh nghiệp có khó khăn, thay vì kiên quyết tìm biện pháp để buộc đơn vị trả nợ thì CBTD ghi nhận ngay đề xuất xử lý nợ của doanh nghiệp, làm cho doanh nghiệp thêm ỷ lại, trông chờ vào cơ chế xử lý nợ của Nhà nước.

2.5.3 Nguyên nhân khách quan 2.5.3.1 Cơ chế, chính sách 2.5.3.1 Cơ chế, chính sách

Về điều kiện cho vay: NHPT khơng được hồn tồn độc lập định đoạt trong việc lựa chọn các dự án, lựa chọn khách hàng để cho vay mà phải thực hiện một số chương trình, dự án theo chỉ định của Chính phủ như chương trình đánh bắt xa bờ, cơ khí, giao thơng, xi măng, đóng tàu… Thực tế cho thấy trong số nợ quá hạn của NHPT thì nợ quá hạn của các dự án này chiếm tỷ trọng khá cao. Do đối tượng vay vốn thay đổi nên NHPT khó duy trì mối quan hệ thường xuyên với khách hàng; lãi suất cho vay thấp dẫn đến rủi ro đạo đức; đối tượng vay vốn tập trung nên khó tiến hành đa dạng hóa, phân tán rủi ro. Đặc điểm của dự án vay vốn TDĐT địi hỏi quy mơ vốn lớn (mức vốn cho vay cao), thời gian đầu tư và thu hồi vốn dài nên rủi ro càng lớn.

Về TSBĐ tiền vay: điều kiện BĐTV lỏng (mang tính ưu đãi), theo quy định hiện nay TSBĐ tiền vay thường là tài sản hình thành từ vốn vay, có tính thanh khoản thấp nên chưa nâng cao trách nhiệm trả nợ của chủ đầu tư. TSBĐ tiền vay được hình thành từ vốn vay, thường là quyền sử dụng đất thực hiện dự án, các cơng

trình xây dựng, máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất; giá trị mỗi TSBĐ tiền vay lớn; một số dự án nằm ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn nên có sự chênh lệch rất lớn về giá trị TSBĐ tiền vay với giá trị tài sản bán được (nếu có) hoặc định giá lại tài sản theo giá thị trường. Quy định cho phép các dự án vay vốn TDĐT của Nhà nước được dùng tài sản hình thành từ vốn vay (sau đầu tư) để BĐTV dẫn tới biện pháp này trong hoạt động cho vay đầu tư chỉ có một hình thức duy nhất dẫn đến nguy cơ RRTD. Nhiều đối tượng cho vay có tài sản hình thành từ vốn vay khơng đủ điều kiện để BĐTV như các dự án trồng rừng xây dựng cơ sở hạ tầng… Quá trình BĐTV bằng tài sản hình thành từ vốn vay chỉ được hoàn tất sau khi tài sản đã được hoàn thành tức là khi đã kết thúc giai đoạn đầu tư, do vậy phải sau một thời gian rất dài kể từ khi giải ngân mới thực hiện xong được việc BĐTV. Sau khi đầu tư xong dự án, một số chủ đầu tư thiếu trách nhiệm trong việc phối hợp với NHPT để hoàn thiện thủ tục BĐTV, gây nhiều khó khăn cho NHPT trong việc quản lý TSBĐ và thu hồi nợ vay.

Lãi suất cho vay thấp: Trong một thời gian dài áp dụng lãi suất cho vay TDĐT là 9%/năm (giai đoạn 2006-2008); đến tháng 8/2008 mới nâng lên 11,4%/năm và 12%/năm tương ứng với đầu tư cơ sở hạ tầng, vùng miền khó khăn và các ngành nghề, địa bàn cịn lại. Riêng lãi suất cho vay kiên cố hóa kênh mương, hạ tầng nông thôn, hạ tầng vượt lũ đồng bằng sông Cửu Long là 0%/năm.

- Giai đoạn từ năm 2008, lãi suất thị trường liên tục dâng cao, trong đó lãi suất huy động trên thị trường trong khoảng từ 17,5%/năm – 19%/năm. Như vậy, với các mức lãi suất cho vay nêu trên thì ngay cả khi áp dụng lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất trong hạn thì vẫn thấp hơn lãi suất huy động trên thị trường rất nhiều. Riêng với cho vay với lãi suất 0%/năm thì kể cả quy định lãi suất quá hạn bằng nhiều lần lãi suất cho vay thì cũng chẳng có ý nghĩa gì. Chính vì vậy, khi lãi suất thị trường dâng cao thì khơng khuyến khích các doanh nghiệp trả nợ; dễ phát sinh trình trạng các doanh nghiệp “ chây ỳ” không chịu trả nợ đến hạn, chiếm dụng vốn của Nhà nước, làm phát sinh nợ q hạn.

- Cùng với điều đó, việc duy trì các mức lãi suất thấp trong một thời gian dài và chưa điều chỉnh kịp thời phù hợp với diễn biến của thị trường đã dẫn đến trình trạng các doanh nghiệp khơng tích cực huy động các nguồn vốn tự có và các nguồn khác, trơng chờ “ỷ lại” vào nguồn vốn tín dụng của Nhà nước, gia tăng áp lực về vốn trong điều kiện thị trường khó khăn, đặc biệt khi tình hình lạm phát cao.

- Việc duy trì một mức lãi suất cho vay giống nhau cho các nhóm khách hàng có các dự án thuộc các lĩnh vực ngành, nghề khác nhau, có độ tin cậy (mức rủi ro) khác nhau đã tạo ra một sự “cào bằng” về ưu đãi của Nhà nước. Nó một mặt khơng thể hiện tính ưu tiên trọng điểm giữa các nhóm ngành được khuyến khích, mặt khác lại không tạo động lực đối với cơ quan cho vay trong việc nâng cao năng lực thẩm định và phân tích tín dụng nhằm đảm bảo an tồn vốn vay.

- Theo thông lệ, việc xác định mức lãi suất cho vay đối với mỗi dự án được dựa trên kết quả chấm điểm tín dụng đối với khách hàng, tính khả thi và hiệu quả của dự án. Vì vậy, việc “ấn định” một mức lãi suất cho vay chung cho các dự án thuộc các ngành/lĩnh vực khác nhau của các khách hàng khác nhau là khơng có cơ sở, nó thuần túy mang tính hành chính nhiều hơn là dựa trên các phân tích tín dụng và thiếu tính thị trường.

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nhất là về cơng nghệ thơng tin cịn hạn chế. Hệ thống thanh toán của NHPT chưa chuẩn mực, đang trong bước đầu hịa nhập và hồn thiện, chưa đồng bộ, chưa triển khai hệ thống thanh toán quốc tế nên chưa thể kiểm soát được nguồn thu của khách hàng để thu nợ.

Về trích lập DPRR và XLRR: việc trích lập DPRR đối với TDĐT chỉ thực hiện trích lập dự phịng chung. Mặc dù việc trích lập Quỹ DPRR được hạch tốn vào chi phí nhưng trên thực tế NHPT không được chủ động sử dụng Quỹ này khi RRTD xảy ra. Toàn bộ việc miễn giảm lãi vay, khoanh nợ, xóa nợ do Thủ tướng Chính phủ quyết định với thủ tục phức tạp, mất nhiều thời gian. Vì vậy, việc xử lý nợ xấu của NHPT bị chậm trễ dẫn đến nợ xấu ngày càng gia tăng về số tuyệt đối. Công tác phân loại nợ, trích lập và sử dụng DPRR cịn nhiều bất cập. Công tác xử lý nợ thực hiện chậm và kém hiệu quả. Cơ chế XLRR chưa đồng bộ, triệt để nên nợ

quá hạn, nợ khó thu, nợ khơng có khả năng thu ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, NHPT chưa xây dựng được bộ máy QLRR chuyên biệt.

2.5.3.2 Môi trường pháp lý

Vướng mắc trong việc thi hành quy định về xử lý TSBĐ: Trong việc xử lý TSBĐ tiền vay là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất có hai hình thức phổ biến chung là:

- Đưa tài sản ra bán đấu giá tại Trung tâm bán đấu giá;

- Khởi kiện tại tòa án để thu hồi nợ, nhưng việc xử lý khi triển khai lại gặp phải những vướng mắc sau:

+ Tại nhiều địa phương, Trung tâm bán đấu giá tài sản chưa được thành lập, do vậy NHPT khơng thể thực hiện theo quy định. Nếu có Trung tâm bán đấu giá thì thời hạn thực hiện việc bán đấu giá rất lâu, cá biệt có trường hợp do thời hạn ủy quyền bán đấu giá ngắn, thường là 30 ngày và phải ủy quyền nhiều lần, mỗi lần ủy quyền đều phải nộp phí bán đấu giá tài sản theo quy định. Do vậy, cả NHPT và khách hàng đều khơng thích hình thức xử lý tài sản này.

+ Trường hợp NHPT lựa chọn hình thức khởi kiện ra tòa để yêu cầu xử lý quyền sử dụng đất thì trình tự, thủ tục rất phức tạp, có nhiều vụ việc kéo dài nhiều năm do khách hàng lợi dụng quy định của pháp luật tố tụng để kháng cáo qua nhiều cấp, nhiều giai đoạn tố tụng hoặc khi đã có bản án có hiệu lực thì vẫn tiếp tục chây ỳ không thi hành án. Trong khi đó, do thời hạn tố tụng kéo dài nên ảnh hưởng rất nhiều đến giá trị của TSBĐ (giảm sút do khấu hao, hoặc khách hàng tự tẩu tán tài sản để tránh tình trạng tài sản bị kê biên, phát mại để thi hành án hoặc vì những ngun nhân khách quan). Nếu có thi hành án thì quyền lợi của NHPT cũng không được bảo đảm. Mặt khác, NHPT thực hiện cấp tín dụng trên một phạm vi rộng bao gồm nhiều đối tượng khác nhau với các hình thức khác nhau và mức độ cấp tín dụng khác nhau, nên NHPT thường là nguyên đơn tại tịa án. Điều đó khơng chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả thu hồi vốn, mà NHPT cịn tốn nhiều cơng sức, thời gian và chi phí trong quá trình theo đuổi các vụ kiện. Trong khi đó nếu phần thắng thuộc về

NHPT thì khả năng thu hồi vốn đến đâu cũng khó xác định và thơng thường khơng thể bằng lượng vốn mà NHPT đã bỏ ra.

Về xử lý TSBĐ theo thỏa thuận: Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về GDBĐ đã quy định nguyên tắc xử lý TSBĐ thực hiện theo thỏa thuận của các bên, nếu khơng có thỏa thuận thì tài sản được bán đấu giá. Tuy nhiên, trong thực tế, việc NHPT tự xử lý TSBĐ theo thỏa thuận gặp nhiều khó khăn do các thủ tục xử lý cịn phụ thuộc vào thái độ hợp tác của bên bảo đảm, bên giữ tài sản, NHPT chưa được tồn quyền xử lý TSBĐ trong khn khổ pháp luật. Nguyên tắc xử lý TSBĐ và các phương thức xử lý TSBĐ theo thỏa thuận tại Nghị định 163/2006/NĐ-CP chưa đầy đủ cơ sở để thực hiện là một hạn chế và là vấn đề rất khó khăn cho NHPT khi xử lý TSBĐ để thu hồi nợ. Thông thường để thu hồi nợ, NHPT vẫn thơng qua hình thức khởi kiện tại tịa án. Thời gian thực tế để giải quyết một vụ kiện tranh chấp HĐTD từ khi nộp đơn khởi kiện tại tòa án đến khi kết thúc là rất lâu, khoảng từ 1 đến 3 năm mới có thể thu hồi được nợ thơng qua cơ quan thi hành án. Điều này cũng góp phần làm cho tỉ lệ nợ quá hạn của NHPT ngày càng cao. Khó khăn ở khâu bán đấu giá TSBĐ theo quy định hiện hành là hợp đồng bán đấu giá tài sản phải được sự ủy quyền của người bán tài sản bao gồm người vay vốn, ngân hàng cho vay và Trung tâm bán đấu giá tài sản. Tuy nhiên, chủ TSBĐ của các món nợ vay quá hạn thường tỏ ra bất hợp tác kể cả trong quá trình tham dự tố tụng tại tòa án và đặc biệt là chủ đầu tư trốn tránh việc ký hợp đồng ủy quyền bán đấu giá tài sản để thu hồi nợ của NHPT.

Về thủ tục công chứng HĐBĐ:

- Đối với HĐBĐ cho nghĩa vụ phát sinh trong tương lai thì phịng cơng chứng thường yêu cầu các bên phải xác định cụ thể các nghĩa vụ được bảo đảm (dư nợ, lãi suất, thời hạn vay và các nội dung liên quan khác trong tương lai). Trường hợp các bên khơng xác định thì khơng thực hiện việc công chứng.

+ Theo quy định Khoản 2 Điều 319 Bộ Luật Dân sự 2005: Các bên được thỏa thuận về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự để bảo đảm thực hiện các loại nghĩa vụ, kể cả nghĩa vụ hiện tại, nghĩa vụ trong tương lai hoặc nghĩa vụ có

điều kiện. Vấn đề này được cụ thể hóa tại Khoản 5 Điều 3 Nghị định 163/2006/NĐ- CP: Nghĩa vụ được bảo đảm là một phần hoặc tồn bộ nghĩa vụ dân sự, có thể là nghĩa vụ hiện tại, nghĩa vụ trong tương lai hoặc nghĩa vụ có điều kiện mà việc thực hiện nghĩa vụ đó được bảo đảm bằng một hoặc nhiều GDBĐ.

+ Tại Khoản 6 Điều 3 Nghị định 163/2006/NĐ-CP: Nghĩa vụ trong tương lai là nghĩa vụ dân sự mà giao dịch dân sự làm phát sinh nghĩa vụ đó được xác lập sau khi GDBĐ được giao kết (hợp đồng ký kết trong tương lai).

- Theo định nghĩa trên, tại thời điểm xác lập GDBĐ, giao dịch có nghĩa vụ bảo đảm là chưa giao kết. Hiện nay các nghĩa vụ trong tương lai đối với các TCTD thường là HĐTD hạn mức, còn đối với HĐTD phát sinh tại NHPT ký tại thời điểm hiện tại nhưng việc giải ngân thực hiện trong tương lai hoặc HĐTD ký kết trong tương lai. Điều này đặt ra hai vấn đề mà TCTD buộc phải thực hiện để được công chứng HĐBĐ quanh việc xác định giá trị nghĩa vụ được bảo đảm:

+ Xác định giá trị TSBĐ để ấn định nghĩa vụ được bảo đảm, tuy nhiên thực hiện theo cách này thì khơng hợp lý vì giá trị định giá TSBĐ sẽ khác nhau vào từng thời điểm, trong khi pháp luật cũng không hạn chế phạm vi giá trị nghĩa vụ bảo đảm của tài sản.

+ Xác định luôn giá trị nghĩa vụ bảo đảm trong HĐBĐ, tuy nhiên thực tế phổ biến hiện nay trong quan hệ vay vốn giữa các TCTD với khách hàng doanh nghiệp, nhu cầu vốn của các doanh nghiệp chưa thể xác định ngay tại thời điểm xác lập giao dịch mà phụ thuộc vào tình hình SXKD. Vì vậy, rất khó xác định cụ thể nghĩa vụ được bảo đảm.

- Pháp luật luôn tôn trọng quyền tự do thỏa thuận, định đoạt của các bên trong quan hệ dân sự phù hợp với quy định của pháp luật, vì vậy, trường hợp chủ tài sản quyết định việc dùng TSBĐ cho tất cả các nghĩa vụ, trong đó có cả nghĩa vụ phát sinh trong tương lai, thì yêu cầu của phịng cơng chứng là chưa phù hợp.

- Theo quy định của Luật Công chứng: “Đối tượng của giao dịch, hợp đồng là có thật” thì về phía cơng chứng vẫn hiểu là phải cầm nắm được, phải sờ mó được, có nghĩa là phải tồn tại, điều này là khơng đúng vì vơ hình chung nó đã loại trừ các

nghĩa vụ phát sinh trong tương lai, tài sản hình thành trong tương lai mà Bộ Luật Dân sự, quy định về GDBĐ đều ghi nhận. Vì vậy, cần hiểu “có thật” là “khơng giả tạo”, có nghĩa là đối tượng của hợp đồng, giao dịch thực sự có hoặc chắc chắn sẽ có chứ khơng phải việc các bên lập hợp đồng “khống” có tính chất lừa dối.

- Việc các phịng cơng chứng khơng cơng chứng các GDBĐ đối với TSBĐ là quyền tài sản, trong khi pháp luật quy định quyền tài sản cũng là một TSBĐ (vấn đề này cũng tương tự như từ phía cơ quan đăng ký GDBĐ).

- Pháp luật ghi nhận quyền của các chủ thể trong quan hệ dân sự là được làm những gì mà pháp luật khơng cấm. Quyền tài sản được pháp luật thừa nhận là một loại tài sản mà pháp luật không bắt buộc đối với tài sản này khi bảo đảm cho các nghĩa vụ dân sự thì HĐBĐ phải cơng chứng, chứng thực. Vì vậy, việc cơng chứng hay không là quyền của các bên trong quan hệ. Và khi các bên muốn có sự xác nhận của cơ quan Nhà nước về tính trung thực của hợp đồng, hoặc thực hiện đăng ký

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng đầu tư phát triển tại ngân phát triển việt nam (Trang 44)