2.6 Các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng đầu tư phát triển của Ngân hàng
2.6.1.1 Về cơ cấu tổ chức
Thời gian qua theo quyết định của Tổng Giám đốc NHPT, tại các chi nhánh NHPT đã được thành lập Phịng kiểm tra, từ khi được thành lập có thể thấy rằng: Cơng tác kiểm tra tại Chi nhánh đã có nhiều tiến bộ, đạt hiệu quả tốt. Cụ thể như công tác kiểm tra tại Chi nhánh đã được thực hiện bài bản, chuyên nghiệp hơn, cán bộ làm công tác kiểm tra không phải kiêm nhiệm các công việc khác nên có nhiều thời gian nghiên cứu và tập trung cho cơng tác kiểm tra; vì vậy cơng tác kiểm tra tại các Chi nhánh đã được thực hiện thường xuyên, toàn diện các mặt nghiệp vụ. Mặt khác, cán bộ kiểm tra đã độc lập với công tác chun mơn do đó khơng bị ảnh hưởng, tác động đến kết luận kiểm tra. Việc báo cáo kết quả công tác kiểm tra về Trung ương kịp thời, giúp Hội sở chính nắm chắc tình hình, kịp thời chỉ đạo hoạt động của các Chi nhánh bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất trong toàn hệ thống.
Hiện nay, hệ thống NHPT đang triển khai thực hiện tại Hội sở chính có Ban KTNB do Tổng giám đốc chỉ đạo trên cơ sở các quy định nội bộ và quy trình nghiệp vụ được NHPT ban hành, ở chi nhánh trước đây quy định có một cán bộ kiêm nhiệm cơng tác KTNB đặt tại Phịng kế hoạch - nguồn vốn. Ngày 10/11/2009,
NHPT có Quyết định số 3975/NHPT-TCCB về việc bố trí nhân sự Phịng kiểm tra và thực hiện các thủ tục bổ nhiệm cán bộ theo đúng quy định, trình Tổng Giám đốc quyết định. Chức năng của Phòng kiểm tra tại chi nhánh mới dừng lại ở việc kiểm tra sau (thực hiện khi dự án đã được phê duyệt vay vốn TDĐT, ký HĐTD và giải ngân). Như vậy, vai trò của bộ phận kiểm tra chỉ là “hậu kiểm”, khơng có nhiều ý nghĩa trong việc phòng ngừa RRTD tại NHPT.
Việc theo dõi DAĐT từ khi chủ đầu tư đặt vấn đề vay vốn TDĐT đến giai đoạn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phụ thuộc vào Phịng tín dụng và Phịng tổng hợp. Việc quy định hai phòng phối hợp thẩm định DAĐT nhằm đảm bảo tính khách quan, qua đó có thể đánh giá đầy đủ những điểm mạnh – điểm yếu, thuận lợi – khó khăn, lợi ích – thiệt hại của DAĐT vay vốn TDĐT.
Tuy NHPT chú trọng đến khâu thẩm định (thông qua việc quy định 2 bộ phận độc lập cùng thẩm định một DAĐT) nhưng chưa thực hiện việc cảnh báo RRTD có thể xảy ra do các nguyên nhân như: năng lực của chủ đầu tư (khả năng tài chính, khả năng điều hành…), cho vay một nhóm khách hàng liên quan (như trường hợp cho vay các công ty thuộc Vinashin), tập trung vốn lớn cho vay một số ngành/lĩnh vực cạnh tranh kém, TSBĐ có tính thanh khoản thấp. Tất cả những nguyên nhân này một phần do cơ chế cho vay của NHPT do Nhà nước quy định, một phần do năng lực của cán bộ thẩm định, nhưng chủ yếu do quy trình nghiệp vụ cho vay TDĐT chưa đưa ra cách thức thực hiện việc giám sát các khách hàng vay và thống kê ngành nghề/lĩnh vực cho một bộ phận chuyên trách.