Môi trường pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng đầu tư phát triển tại ngân phát triển việt nam (Trang 47 - 51)

2.5 Nguyên nhân của rủi ro tín dụng đầu tư phát triển

2.5.3.2 Môi trường pháp lý

Vướng mắc trong việc thi hành quy định về xử lý TSBĐ: Trong việc xử lý TSBĐ tiền vay là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất có hai hình thức phổ biến chung là:

- Đưa tài sản ra bán đấu giá tại Trung tâm bán đấu giá;

- Khởi kiện tại tòa án để thu hồi nợ, nhưng việc xử lý khi triển khai lại gặp phải những vướng mắc sau:

+ Tại nhiều địa phương, Trung tâm bán đấu giá tài sản chưa được thành lập, do vậy NHPT khơng thể thực hiện theo quy định. Nếu có Trung tâm bán đấu giá thì thời hạn thực hiện việc bán đấu giá rất lâu, cá biệt có trường hợp do thời hạn ủy quyền bán đấu giá ngắn, thường là 30 ngày và phải ủy quyền nhiều lần, mỗi lần ủy quyền đều phải nộp phí bán đấu giá tài sản theo quy định. Do vậy, cả NHPT và khách hàng đều khơng thích hình thức xử lý tài sản này.

+ Trường hợp NHPT lựa chọn hình thức khởi kiện ra tòa để yêu cầu xử lý quyền sử dụng đất thì trình tự, thủ tục rất phức tạp, có nhiều vụ việc kéo dài nhiều năm do khách hàng lợi dụng quy định của pháp luật tố tụng để kháng cáo qua nhiều cấp, nhiều giai đoạn tố tụng hoặc khi đã có bản án có hiệu lực thì vẫn tiếp tục chây ỳ khơng thi hành án. Trong khi đó, do thời hạn tố tụng kéo dài nên ảnh hưởng rất nhiều đến giá trị của TSBĐ (giảm sút do khấu hao, hoặc khách hàng tự tẩu tán tài sản để tránh tình trạng tài sản bị kê biên, phát mại để thi hành án hoặc vì những ngun nhân khách quan). Nếu có thi hành án thì quyền lợi của NHPT cũng không được bảo đảm. Mặt khác, NHPT thực hiện cấp tín dụng trên một phạm vi rộng bao gồm nhiều đối tượng khác nhau với các hình thức khác nhau và mức độ cấp tín dụng khác nhau, nên NHPT thường là nguyên đơn tại tịa án. Điều đó khơng chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả thu hồi vốn, mà NHPT cịn tốn nhiều cơng sức, thời gian và chi phí trong quá trình theo đuổi các vụ kiện. Trong khi đó nếu phần thắng thuộc về

NHPT thì khả năng thu hồi vốn đến đâu cũng khó xác định và thơng thường khơng thể bằng lượng vốn mà NHPT đã bỏ ra.

Về xử lý TSBĐ theo thỏa thuận: Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về GDBĐ đã quy định nguyên tắc xử lý TSBĐ thực hiện theo thỏa thuận của các bên, nếu khơng có thỏa thuận thì tài sản được bán đấu giá. Tuy nhiên, trong thực tế, việc NHPT tự xử lý TSBĐ theo thỏa thuận gặp nhiều khó khăn do các thủ tục xử lý còn phụ thuộc vào thái độ hợp tác của bên bảo đảm, bên giữ tài sản, NHPT chưa được tồn quyền xử lý TSBĐ trong khn khổ pháp luật. Nguyên tắc xử lý TSBĐ và các phương thức xử lý TSBĐ theo thỏa thuận tại Nghị định 163/2006/NĐ-CP chưa đầy đủ cơ sở để thực hiện là một hạn chế và là vấn đề rất khó khăn cho NHPT khi xử lý TSBĐ để thu hồi nợ. Thông thường để thu hồi nợ, NHPT vẫn thơng qua hình thức khởi kiện tại tịa án. Thời gian thực tế để giải quyết một vụ kiện tranh chấp HĐTD từ khi nộp đơn khởi kiện tại tòa án đến khi kết thúc là rất lâu, khoảng từ 1 đến 3 năm mới có thể thu hồi được nợ thông qua cơ quan thi hành án. Điều này cũng góp phần làm cho tỉ lệ nợ quá hạn của NHPT ngày càng cao. Khó khăn ở khâu bán đấu giá TSBĐ theo quy định hiện hành là hợp đồng bán đấu giá tài sản phải được sự ủy quyền của người bán tài sản bao gồm người vay vốn, ngân hàng cho vay và Trung tâm bán đấu giá tài sản. Tuy nhiên, chủ TSBĐ của các món nợ vay quá hạn thường tỏ ra bất hợp tác kể cả trong q trình tham dự tố tụng tại tịa án và đặc biệt là chủ đầu tư trốn tránh việc ký hợp đồng ủy quyền bán đấu giá tài sản để thu hồi nợ của NHPT.

Về thủ tục công chứng HĐBĐ:

- Đối với HĐBĐ cho nghĩa vụ phát sinh trong tương lai thì phịng cơng chứng thường yêu cầu các bên phải xác định cụ thể các nghĩa vụ được bảo đảm (dư nợ, lãi suất, thời hạn vay và các nội dung liên quan khác trong tương lai). Trường hợp các bên khơng xác định thì khơng thực hiện việc công chứng.

+ Theo quy định Khoản 2 Điều 319 Bộ Luật Dân sự 2005: Các bên được thỏa thuận về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự để bảo đảm thực hiện các loại nghĩa vụ, kể cả nghĩa vụ hiện tại, nghĩa vụ trong tương lai hoặc nghĩa vụ có

điều kiện. Vấn đề này được cụ thể hóa tại Khoản 5 Điều 3 Nghị định 163/2006/NĐ- CP: Nghĩa vụ được bảo đảm là một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ dân sự, có thể là nghĩa vụ hiện tại, nghĩa vụ trong tương lai hoặc nghĩa vụ có điều kiện mà việc thực hiện nghĩa vụ đó được bảo đảm bằng một hoặc nhiều GDBĐ.

+ Tại Khoản 6 Điều 3 Nghị định 163/2006/NĐ-CP: Nghĩa vụ trong tương lai là nghĩa vụ dân sự mà giao dịch dân sự làm phát sinh nghĩa vụ đó được xác lập sau khi GDBĐ được giao kết (hợp đồng ký kết trong tương lai).

- Theo định nghĩa trên, tại thời điểm xác lập GDBĐ, giao dịch có nghĩa vụ bảo đảm là chưa giao kết. Hiện nay các nghĩa vụ trong tương lai đối với các TCTD thường là HĐTD hạn mức, còn đối với HĐTD phát sinh tại NHPT ký tại thời điểm hiện tại nhưng việc giải ngân thực hiện trong tương lai hoặc HĐTD ký kết trong tương lai. Điều này đặt ra hai vấn đề mà TCTD buộc phải thực hiện để được công chứng HĐBĐ quanh việc xác định giá trị nghĩa vụ được bảo đảm:

+ Xác định giá trị TSBĐ để ấn định nghĩa vụ được bảo đảm, tuy nhiên thực hiện theo cách này thì khơng hợp lý vì giá trị định giá TSBĐ sẽ khác nhau vào từng thời điểm, trong khi pháp luật cũng không hạn chế phạm vi giá trị nghĩa vụ bảo đảm của tài sản.

+ Xác định luôn giá trị nghĩa vụ bảo đảm trong HĐBĐ, tuy nhiên thực tế phổ biến hiện nay trong quan hệ vay vốn giữa các TCTD với khách hàng doanh nghiệp, nhu cầu vốn của các doanh nghiệp chưa thể xác định ngay tại thời điểm xác lập giao dịch mà phụ thuộc vào tình hình SXKD. Vì vậy, rất khó xác định cụ thể nghĩa vụ được bảo đảm.

- Pháp luật luôn tôn trọng quyền tự do thỏa thuận, định đoạt của các bên trong quan hệ dân sự phù hợp với quy định của pháp luật, vì vậy, trường hợp chủ tài sản quyết định việc dùng TSBĐ cho tất cả các nghĩa vụ, trong đó có cả nghĩa vụ phát sinh trong tương lai, thì yêu cầu của phịng cơng chứng là chưa phù hợp.

- Theo quy định của Luật Công chứng: “Đối tượng của giao dịch, hợp đồng là có thật” thì về phía cơng chứng vẫn hiểu là phải cầm nắm được, phải sờ mó được, có nghĩa là phải tồn tại, điều này là khơng đúng vì vơ hình chung nó đã loại trừ các

nghĩa vụ phát sinh trong tương lai, tài sản hình thành trong tương lai mà Bộ Luật Dân sự, quy định về GDBĐ đều ghi nhận. Vì vậy, cần hiểu “có thật” là “khơng giả tạo”, có nghĩa là đối tượng của hợp đồng, giao dịch thực sự có hoặc chắc chắn sẽ có chứ khơng phải việc các bên lập hợp đồng “khống” có tính chất lừa dối.

- Việc các phịng cơng chứng khơng cơng chứng các GDBĐ đối với TSBĐ là quyền tài sản, trong khi pháp luật quy định quyền tài sản cũng là một TSBĐ (vấn đề này cũng tương tự như từ phía cơ quan đăng ký GDBĐ).

- Pháp luật ghi nhận quyền của các chủ thể trong quan hệ dân sự là được làm những gì mà pháp luật khơng cấm. Quyền tài sản được pháp luật thừa nhận là một loại tài sản mà pháp luật không bắt buộc đối với tài sản này khi bảo đảm cho các nghĩa vụ dân sự thì HĐBĐ phải cơng chứng, chứng thực. Vì vậy, việc cơng chứng hay không là quyền của các bên trong quan hệ. Và khi các bên muốn có sự xác nhận của cơ quan Nhà nước về tính trung thực của hợp đồng, hoặc thực hiện đăng ký GDBĐ thì u cầu đó phải được tơn trọng và được bảo đảm thực hiện.

- Việc một số phịng cơng chứng u cầu các bên trong HĐBĐ phải xác định cụ thể thời hạn của hợp đồng mà theo quy định tại Điều 329 và Điều 344 Bộ Luật Dân sự 2005 thì thời hạn cầm cố, thế chấp do các bên thỏa thuận, trường hợp khơng thỏa thuận thì thời hạn cầm cố, thế chấp được tính cho đến khi chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố. Vì vậy, yêu cầu của cơ quan công chứng là không đúng quy định của pháp luật.

- Việc từ chối công chứng các HĐBĐ đối với tài sản nằm trong các điểm công nghiệp, cụm công nghiệp: theo quy định của pháp luật, đối với TSBĐ nằm trong khu cơng nghiệp thì sẽ do Ban quản lý khu công nghiệp chứng nhận. Tuy nhiên, hiện nay pháp luật chưa có quy định về cơ chế thành lập, tổ chức quản lý, hoạt động của điểm công nghiệp, cụm công nghiệp, nên đối với các giao dịch liên quan chỉ có thể thực hiện thủ tục cơng chứng, như vậy ngồi các trường hợp phát sinh tại khu công nghiệp (Ban quản lý khu cơng nghiệp có tư cách pháp nhân có thẩm quyền xác nhận), thì các trường hợp cịn lại (kể cả cụm, điểm công nghiệp) phải do cơ quan công chứng chứng thực theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng đầu tư phát triển tại ngân phát triển việt nam (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)