Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng đầu tư phát triển tại ngân phát triển việt nam (Trang 78)

3.3 Những biện pháp quản lý rủi ro tín dụng đầu tư phát triển

3.3.3.1 Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng

Các dự án vay vốn TDĐT của Nhà nước quan tâm đến phân tích kinh tế - xã hội. Khía cạnh phân tích kinh tế - xã hội của dự án có cùng bản chất như phân tích kinh tế - tài chính nhưng trong phân tích kinh tế - xã hội được tính các chi phí, lợi ích đứng trên quan điểm tồn bộ nền kinh tế trong khi phân tích kinh tế - tài chính chỉ tính tới chi phí và lợi ích liên quan đến Chủ đầu tư. Do đó đặt ra các yêu cầu khi tiến hành thẩm định các dự án có ý nghĩa lớn về mặt xã hội, có thời gian hồn vốn dài để xác định chi phí sử dụng vốn đầu tư theo quan điểm toàn bộ nền kinh tế như xác định lãi suất chiết khấu xã hội, định lượng các chỉ tiêu kinh tế - xã hội.

Thẩm định trước khi cho vay: tìm hiểu và phân tích về khách hàng, tư cách và năng lực pháp lý, năng lực điều hành, năng lực quản lý SXKD, mơ hình tổ chức, bố trí lao động trong doanh nghiệp. Quy định về điều kiện vay vốn, tính pháp lý của hồ sơ vay vốn phải được tuân thủ theo quy định của luật các TCTD, và các quy định của pháp luật và các quy định cụ thể của NHPT. Thẩm định đánh giá khả năng tài chính của khách hàng. Phân tích tình hình quan hệ với TCTD về quan hệ tiền gửi và tiền vay. Phân tích, thẩm định DAĐT nhằm đưa ra kết luận về tính khả thi hiệu quả về mặt tài chính của DAĐT, khả năng trả nợ và những rủi ro có thể xảy ra để phục vụ cho việc quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay làm cơ sở để xác định số tiền cho vay, thời gian cho vay, dự kiến tiến độ giải ngân, mức thu nợ hợp lý, các điều kiện cho vay; tạo tiền đề cho khách hàng hoạt động có hiệu quả và đảm bảo mục tiêu đầu tư của NHPT; đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn.

Công tác thẩm định cần được thay đổi căn bản trên cơ sở việc quản lý tín dụng theo khách hàng chứ khơng phải chỉ quản lý theo dự án. Để nâng cao chất lượng thẩm định, cần bố trí cán bộ đủ phẩm chất, năng lực, kinh nghiệm trong công tác thẩm định, thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận và khóa học về thẩm định dự án để cập nhật thông tin, cách thức thẩm định. Đồng thời khi thẩm định cần chú trọng công tác thu thập, xử lý thông tin về dự án; áp dụng các chỉ tiêu thẩm định như NPV, IRR, phân tích độ nhạy… và cần đặc biệt lưu ý việc thẩm định năng lực, uy tín, khả năng tài chính của khách hàng/chủ đầu tư.

Hiện nay, đối tượng ưu đãi (được quy định tại Phụ lục 01: Danh mục các dự án vay vốn TDĐT ban hành kèm theo Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 của Chính phủ) được xác định căn cứ trên cơ sở ngành nghề, lĩnh vực và địa điểm đầu tư. Có thể thấy rằng: đối tượng vay vốn khá rộng có thể lấn sang lĩnh vực cho vay của NHTM, trong từng thời kỳ việc nới lỏng hay thắt chặt chính sách cho vay cịn bị động, chưa linh hoạt, kịp thời. Do đó, căn cứ vào danh mục đối tượng của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, NHPT cần xây dựng chuẩn mực thẩm định phục vụ cho việc so sánh, được sắp sếp theo thứ tự ưu tiên các dự án thuộc đối tượng, từ đó khoanh vùng xây dựng khung điều kiện tín dụng cho phù hợp, có thể kịp thời nới lỏng hoặc thắt chặt chính sách TDĐT trong từng thời kỳ. 3.3.3.2 Quản lý, giám sát quá trình giải ngân và sau khi cho vay

Việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, quản lý nợ vay là một biện pháp quan trọng nhằm hạn chế RRTD nhất là rủi ro đạo đức khi khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích. Để thực hiện tốt cơng tác này địi hỏi tiền vay phải được chuyển trực tiếp cho đơn vị thụ hưởng, việc giải ngân phải được thực hiện qua hệ thống thanh tốn của NHPT; định kỳ (q) phải phân tích, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp; tăng cường kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, TSBĐ tiền vay và tình hình SXKD của khách hàng, đặc biệt khách hàng có nợ quá hạn và lãi treo.

Kiểm tra, kiểm soát trong khi cho vay: trong giai đoạn này kiểm tra các chứng từ, tài liệu khi khách hàng rút vốn, bảo đảm mục đích vay phù hợp với HĐTD, giải ngân phù hợp với tiến độ sử dụng vốn thực tế và hình thức thanh tốn của khách hàng. Cần phải thường xuyên kiểm tra tình hình thực tế tại đơn vị của khách hàng.

Kiểm tra sau khi cho vay: giai đoạn này tiến hành kiểm tra tình hình trả nợ gốc, lãi, phí; kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, tình hình SXKD, tình trạng TSBĐ tiền vay; xem xét những khó khăn, thuận lợi trong q trình thu nợ, phát hiện các vi phạm HĐTD, hợp đồng BĐTV để có biện pháp xử lý…

3.3.3.3 Nâng cao hiệu quả công tác KTNB

Thiết kế quy trình kiểm tra, kiểm sốt nội bộ TDĐT hiệu quả, cần tiến hành kiểm tra – kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay phù hợp với các đặc điểm của NHPT và đặc điểm kinh doanh, sử dụng vốn vay của khách hàng.

Đẩy mạnh cơng tác kiểm tra, kiểm sốt tín dụng trong tồn hệ thống:

- Lãnh đạo Chi nhánh phải luôn luôn coi trọng công tác tự kiểm tra, thường xuyên quán triệt đến toàn thể cán bộ viên chức cơ quan về vị trí, tầm quan trọng của cơng tác kiểm tra nói chung và tự kiểm tra nói riêng, xác định rõ trách nhiệm của cán bộ trong tự kiểm tra và đáp ứng tốt yêu cầu kiểm tra của Phòng kiểm tra của Chi nhánh và của cấp trên.

- Trước khi Phòng kiểm tra thực hiện KTNB thì cơng tác kiểm tra phải được thực hiện rất tốt tại các phòng trong Chi nhánh. Trưởng phòng phải tổ chức cho cán bộ trong phòng tự kiểm tra chéo giữa các cán bộ trong phòng. Như vậy, các cán bộ cùng phòng, cùng nghiệp vụ như nhau sẽ kiểm tra cho nhau tốt hơn và tự mỗi người đã nâng cao nghiệp vụ của mình. Tuy vậy, cần chú ý đến nhược điểm của việc kiểm tra tại các phịng vì cán bộ cịn e dè nể nang, kiểm tra qua loa để lấy số liệu báo cáo Phòng kiểm tra. Để khắc phục nhược điểm này, khi xây dựng tiêu chí thi đua của Phịng phải đưa ra các tiêu chí chấm điểm cụ thể, có điểm thưởng cho các cá nhân tích cực trong cơng tác tự kiểm tra hoặc ít có sai sót trong nghiệp vụ, đồng thời trừ điểm những cán bộ để xảy ra nhiều sai sót trong nghiệp vụ hoặc tự kiểm tra qua loa, đại khái, sau khi tự kiểm tra vẫn phát hiện cịn nhiều sai sót. Sau tự kiểm tra của từng phòng, Chi nhánh tổng hợp trung thực kết quả chuyển về Phịng kiểm tra để có kế hoạch rà soát kiểm tra lại.

- Định kỳ hàng quý hoặc 6 tháng, lãnh đạo Chi nhánh cần tổ chức thành lập tổ kiểm tra của Chi nhánh bao gồm các cán bộ giỏi, có kinh nghiệm tại các phịng để tổ chức kiểm tra tồn diện các nghiệp vụ phát sinh hàng quý hoặc 6 tháng. Như vậy sẽ tập trung được những cán bộ giỏi nhất, có kinh nghiệm nghiệp vụ đang cơng tác tại các phòng, cán bộ làm ở tất cả các lĩnh vực để tiến hành kiểm tra một cách toàn diện kết quả hoạt động nghiệp vụ của Chi nhánh, kịp thời khắc phục sai sót, hạn chế

thấp nhất rủi ro. Sau kiểm tra, giữa Phòng kiểm tra và cán bộ các phịng có sự trao đổi, thảo luận để đi đến kết luận kiểm tra qua đó nâng cao tay nghề, kinh nghiệm cho cán bộ.

- Sau kiểm tra, kết luận kiểm tra, các phòng trong Chi nhánh phải họp kiểm điểm, đánh giá quy rõ trách nhiệm đến tập thể và từng cá nhân để rút kinh nghiệm, xét khen thưởng thi đua, nhận xét cán bộ, đồng thời xử lý nghiêm cán bộ có trách nhiệm thấp, chất lượng nghiệp vụ kém gây thiệt hại đến tài sản Nhà nước, thành tích của tập thể…

- Sau mỗi đợt kiểm tra, Phịng kiểm tra phải chủ trì đúc rút các kinh nghiệm, các lỗi hay gặp, xây dựng thành cẩm nang trong công tác kiểm tra các mặt nghiệp vụ tại Chi nhánh để mỗi cán bộ khi thực thi nghiệp vụ khơng bị mắc phải sai sót, kiểm sốt chặt chẽ hồ sơ hơn. Đối với cán bộ chuyên trách kiểm tra, hoặc các cán bộ các phòng tự kiểm tra chéo cho nhau cũng có một quyển sổ tay trong công tác kiểm tra tại Chi nhánh. Nội dung cẩm nang bao gồm: cách thức tiến hành kiểm tra, quy định về kiểm tra, các lỗi hay mắc phải trong từng nghiệp vụ…

- Tại Chi nhánh cần tổ chức tự học tập, thảo luận về công tác kiểm tra, các lỗi thường gặp trong công tác kiểm tra cho toàn thể cán bộ viên chức cơ quan.

- Để cơng tác kiểm tra của Phịng kiểm tra đạt kết quả tốt, cán bộ Phòng kiểm tra phải thường xuyên được cập nhật kiến thức mới, phải thường xuyên được luân chuyển sang các phịng nghiệp vụ để có thêm kinh nghiệm trong công tác chuyên môn, va chạm nghiệp vụ thì mới có kinh nghiệm trong cơng tác kiểm tra.

3.3.4 Giải pháp hạn chế thiệt hại khi xảy ra RRTD 3.3.4.1 Thực hiện phân loại nợ và trích lập DPRR 3.3.4.1 Thực hiện phân loại nợ và trích lập DPRR

Hiện tại đối với NHPT chưa thực sự có quy định phù hợp và rõ ràng về vấn đề này và còn nhiều khác biệt so với hoạt động tín dụng của NHTM. Trong tương lai, cần có những điều chỉnh căn bản về phân loại nợ, trích lập dự phịng và XLRR của NHPT, có lộ trình song sẽ thực hiện theo hướng phù hợp hơn với thông lệ ngân hàng, đảm bảo yêu cầu hội nhập quốc tế, đặc biệt trong vấn đề hợp tác tài trợ và huy động vốn từ nước ngoài.

3.3.4.2 Nâng cao hiệu quả xử lý nợ có vấn đề

Để đảm bảo khung pháp lý về việc khai thác tài sản nợ tồn đọng bằng các biện pháp thích hợp, NHPT cần thành lập Trung tâm xử lý nợ và quản lý, khai thác tài sản trực thuộc NHPT, thực hiện 3 nhiệm vụ chính:

- Nhiệm vụ xử lý nợ: tham mưu cho Tổng Giám đốc NHPT tổ chức thực hiện công tác XLRR bao gồm giãn nợ, khoanh nợ, xóa nợ gốc và lãi hoặc bán nợ đối với doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính và trả nợ do ngun nhân bất khả kháng và doanh nghiệp Nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu.

- Nhiệm vụ quản lý, khai thác tài sản: Trung tâm tham mưu, giúp Tổng Giám đốc NHPT tổ chức thực hiện hoạt động quản lý, khai thác tài sản tồn đọng bằng các biện pháp thích hợp:

+ Bán các tài sản nợ tồn đọng: cải tạo, sửa chữa, nâng cấp tài sản để bán, cho thuê, khai thác;

+ Góp vốn, liên doanh bằng tài sản để thu hồi nợ; mua, bán nợ tồn đọng của TCTD khác trong trường hợp tài sản nợ đọng đó được đầu tư một phần vốn TDĐT của Nhà nước.

- Nhiệm vụ thực hiện tư vấn xử lý nợ, cơ cấu lại tài chính, tư vấn thanh tốn nợ, dịch vụ thu hồi nợ để Trung tâm có thể tự bù đắp một phần chi phí trong hoạt động và góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng của Nhà nước.

3.3.5 Tăng cường nguồn lực trong công tác quản lý RRTD 3.3.5.1 Nhân lực 3.3.5.1 Nhân lực

NHPT phải ln coi trọng cơng tác tín dụng và phẩm chất CBTD. Có chính sách tín dụng chi tiết rõ ràng, phân quyền phán quyết cụ thể, quy định rõ chức năng nhiệm vụ cho từng bộ phận liên quan đến việc cho vay, thu nợ, thậm chí xử lý nợ… Hiện nay, NHPT đã ban hành sổ tay nghiệp vụ và tạo điều kiện tốt cho hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả quản trị RRTD. Việc bổ nhiệm các chức danh liên quan đến công tác cho vay phải thực sự khách quan, đúng quy trình, lựa chọn

người có đủ năng lực và phẩm chất thật sự. Việc bố trí CBTD phải được chọn lọc và phù hợp với năng lực thực tế cũng như lĩnh vực công việc được phân công.

Coi trọng công tác đào tạo, đào tạo lại cán bộ từ nghiệp vụ chuyên môn đến phẩm chất đạo đức của người cán bộ.

Một trong những giải pháp hữu hiệu là bản thân cán bộ liên quan đến công tác cho vay phải luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp.

Tăng cường quản lý nhân lực và đào tạo cán bộ. Nâng cao chất lượng cán bộ về cả trình độ chun mơn và phẩm chất đạo đức.

Đặt chiến lược quản lý nguồn nhân lực là một nội dung trọng tâm. Thực tế chứng tỏ rằng, mặc dù nhiều điều luật và các quy trình - quy chế có được ban hành, nhưng nếu thiếu những cán bộ có năng lực và đạo đức nghề nghiệp thì mọi vấn đề vẫn cịn đó.

Cần có văn bản quy định rõ chức năng - nhiệm vụ của tất cả các đơn vị, phịng ban và sau đó là mơ tả từng vị trí cơng việc trong NHPT. Căn cứ vào đó, NHPT có thể đánh giá và phân loại tồn bộ các vị trí cơng việc đưa ra các yêu cầu về kỹ năng và kiến thức cho cán bộ. Trên cơ sở những tiêu chuẩn và yêu cầu chung đó mà tổ chức các chương trình đào tạo nhân lực thích hợp.

NHPT phối hợp với các đơn vị liên quan thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo và bồi dưỡng kiến thức dưới nhiều hình thức (tập trung, khơng tập trung, trong và ngoài nước) để nâng cao năng lực đánh giá, đo lường, phân tích rủi ro cho cán bộ, đảm bảo ngày càng nâng cao các kiến thức về kinh tế thị trường và nghiệp vụ ngân hàng hiện đại. Đặc biệt đối với CBTD: họ phải được đào tạo thường xuyên để cập nhật đầy đủ các kiến thức về luật, quản lý tài chính, hoạt động ngân hàng… để có thể hiểu, nhận biết, phân tích và kiểm soát được rủi ro có thể phát sinh trong phạm vi cơng việc của mình.

Có chính sách cán bộ hợp lý, từng bước tiêu chuẩn hóa cán bộ, thực hiện chun mơn hóa trong việc sử dụng cán bộ. Công tác đánh giá khả năng và hiệu quả làm việc phải được tiến hành tại mỗi đơn vị theo chương trình do Hội sở chính chỉ đạo. Theo lời khun của các chun gia về QLRR thì khơng có phương pháp phân

tích phức tạp nào có thể thay thế được kinh nghiệm và đánh giá chun mơn trong QLRR. Do đó, để QLRR hiệu quả, NHPT cần bố trí cán bộ chuyên mơn hóa và kinh nghiệm về QLRR, đặc biệt là quản lý RRTD.

Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng, tác phong làm việc và ý thức tuân thủ quy chế, ngăn ngừa các rủi ro đạo đức trong quá trình hoạt động.

Xây dựng chế độ khen thưởng phù hợp, kết hợp khuyến khích vật chất và tinh thần, đề cao trách nhiệm cá nhân và gắn trách nhiệm của cán bộ với các nghiệp vụ giao dịch thực hiện. Đồng thời, có chế độ kỷ luật thích đáng đối với cán bộ sai phạm, mạnh dạn đưa ra khỏi ngành các cán bộ yếu kém, tha hóa về đạo đức.

Nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố đảm bảo cho sự thành công của việc thực hiện các biện pháp hạn chế RRTD. Để có thể tạo dựng nguồn nhân lực đủ mạnh, đáp ứng được yêu cầu, nhất là trong công tác quản lý RRTD, NHPT phải tập trung giải quyết một số nhiệm vụ trọng tâm: chuẩn hóa đội ngũ CBTD; có chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng đầu tư phát triển tại ngân phát triển việt nam (Trang 78)