Cải cách thị trường tài chính để tích lũy vốn có hiệu quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường nguồn vốn tích lũy để công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam giai đoạn 2011 2020 (Trang 34 - 36)

1.5. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về việc tích lũy vốn để cơng nghiệp

1.5.3.4. Cải cách thị trường tài chính để tích lũy vốn có hiệu quả

- Cải thiện môi trường kinh tế vĩ mô: thông thường các nền kinh tế tập trung giải quyết các vấn đề cơ bản như kiểm soát lạm phát, giảm thâm hụt ngân sách, thu chi ngân sách minh bạch và phân quyền rõ ràng, ổn định tỉ giá hối đoái để loại trừ những nhân tố bất ổn làm giảm tiết kiệm và đầu tư của nền kinh tế.

- Chú trọng sử dụng các cơng cụ tài chính kích thích tiết kiệm và đầu tư

Chính sách tiết kiệm, chủ yếu tập trung vào cải cách hệ thống tài chính, xây dựng chính sách lãi suất dương thích hợp với quan hệ cung – cầu; nâng cao tiết kiệm của chính phủ.

Chính sách khuyến khích đầu tư, thường chú trọng đến các chính sách cải cách thuế, đơn giản hệ thống thuế; lượng hóa cơ cấu thuế trực thu và gián thu, áp dụng chế độ miễn, giảm thuế linh hoạt; tăng cường đầu tư của nhà nước vào kết cấu hạ tầng.

- Sử dụng các cơng cụ tài chính vĩ mơ phải hết sức linh hoạt, mềm dẻo, phù hợp với tình hình phát triển của nền kinh tế. Trong quá trình CNH, HĐH, sự vận hành các cơng cụ tài chính vĩ mơ rất phức tạp như: đa thuế suất, đa lãi suất, đa tỉ giá, … Vả lại, trong quá trình vận hành, các công cụ khơng thể nào hồn tồn tuân theo cơ chế thị trường mà phải chịu sự ràng buộc nhất định bởi các biện pháp hành chính cũng như sự can thiệp trực tiếp của nhà nước. Và theo xu thế phát triển, các cơng cụ tài chính vĩ mơ ngày càng mang tính thị trường hơn và tự do hóa hơn. Tiến trình tự do hóa tài chính phải có bước đi thận trọng. Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy, nếu mở cửa thị trường tài chính quá nhanh, trong khi áp dụng chế độ tỉ giá cứng nhắc trói buộc vào một đồng tiền duy nhất, chính sách quản lý ngoại hối khơng chặt chẽ, vốn ngắn hạn khơng kiểm sốt nghiêm ngặt thì nền kinh tế khơng thể tránh khỏi khủng hoảng.

Giai đoạn sơ khai: được đặc trưng bởi các yếu tố như số lượng công ty cổ phần được niêm yết giá trên thị trường chứng khốn cịn hạn chế; tổng số vốn chứng khốn ít; thị trường đầy những biến động; khn khổ pháp luật chưa hồn thiện.

Giai đoạn ổn định: bắt đầu có sự đa dạng về các loại hình cơng ty được niêm yết; tính thanh khoản của chứng khoán được nâng lên; xuất hiện các nhà đầu tư quốc tế.

Giai đoạn trưởng thành: vốn chứng khoán và tổng giá trị giao dịch tăng mạnh; đầu tư chứng khoán trở nên đa dạng; xuất hiện cơ chế hoán chuyển và chống đỡ rủi ro thích hợp; tính bất ổn giảm thiểu.

Giai đoạn phát triển cao: tầm vóc thị trường mang tính khu vực; thị trường tài chính trở thành phong vũ biểu của nền kinh tế.

Kết luận chương 1: Trong chương này, luận văn tập trung làm sáng tỏ các vấn đề lý luận như khái niệm và vai trò của nguồn vốn tích lũy đối với quá trình CNH, HĐH đất nước; các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn vốn tích lũy; lý luận về tích lũy tư bản của Karl Marx, lý thuyết kinh tế học hiện đại và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tích lũy vốn để CNH, HĐH đất nước. Đồng thời, luận văn cịn phân tích những kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới như Trung Quốc và Hàn Quốc về việc tích lũy vốn để CNH, HĐH đất nước. Từ đó, củng cố thêm hệ thống lý luận và rút ra những bài học kinh nghiệm cho nước ta nhằm tăng cường nguồn vốn tích lũy để CNH, HĐH đất nước đến năm 2020.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VỀ NGUỒN VỐN TÍCH LŨY

ĐỂ CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HĨA Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986 - 2010 VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường nguồn vốn tích lũy để công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam giai đoạn 2011 2020 (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)