Thị trường tài chính phát triển chưa hoàn chỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường nguồn vốn tích lũy để công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam giai đoạn 2011 2020 (Trang 61 - 62)

2.2. Đánh giá về thực trạng nguồn vốn tích lũy giai đoạn 1986 – 2010

2.2.2.3. Thị trường tài chính phát triển chưa hoàn chỉnh

- Thị trường tiền tệ hoạt động đạt hiệu quả chưa cao:

Tuy đã đi vào hoạt động từ năm 1993, song tỉ lệ giao dịch vốn trên thị trường nội tệ liên ngân hàng không đáng kể, phần lớn chỉ diễn ra một chiều giữa các ngân hàng thương mại nhà nước là người cung ứng VND và người đi vay là các ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh. Hơn nữa thị trường chưa thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ giữa ngân hàng nhà nước với các ngân hàng thương mại do các công cụ tiền tệ thiếu linh hoạt, do vậy làm cho các chính sách mà ngân hàng nhà nước đưa ra khơng có tác dụng đáng kể trên thị trường.

- Mức tích lũy vốn của thị trường tín dụng qua ngân hàng cịn thấp. Theo kết quả cuộc điều tra thử nghiệm quy mơ nhỏ do ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia thực hiện trên địa bàn Hà Nội, gần 1/3 số hộ gia đình tham gia khảo sát có đầu tư và tích lũy bằng vàng, trong đó 92% giải thích tích trữ vàng do thói quen và tâm lý phòng chống lạm phát. Lượng dự trữ vàng ở Việt Nam có giá trị dao động từ 21 đến 45 tỷ USD, tương đương 20 - 45% GDP năm 2010. Tỷ lệ này là quá lớn khi mà các nước có dự trữ vàng lớn nhất thế giới cũng chưa tới 3% GDP.

- Thị trường chứng khoán đang giai đoạn sơ khai, chưa trở thành nơi để nhà nước và các doanh nghiệp tích lũy vốn: Thị trường chứng khốn tập trung mới đi vào vận hành, cổ phiếu niêm yết chưa đại diện cho các nhóm ngành trong nền kinh tế, chưa có thu hút rộng rãi nhiều doanh nghiệp tham gia niêm yết và phát hành chứng khoán để tăng vốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường nguồn vốn tích lũy để công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam giai đoạn 2011 2020 (Trang 61 - 62)