Phân bổ và sử dụng nguồn vốn đầu tư kém hiệu quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường nguồn vốn tích lũy để công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam giai đoạn 2011 2020 (Trang 67 - 68)

2.3. Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế

2.3.2.2. Phân bổ và sử dụng nguồn vốn đầu tư kém hiệu quả

Trong những năm qua, những nổ lực của chính phủ trong thúc đẩy tăng trưởng qua nguồn vốn ngân sách đã mang lại những kết quả tích cực. Nhiều cơng trình quốc gia đã phát huy tác dụng thúc đẩy phát triển kinh tế các vùng miền. Nguồn vốn cho đầu tư phát triển trong những năm qua đã gia tăng mạnh mẽ bao gồm nguồn vốn ngân sách và nguồn vốn ODA. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản của nền kinh tế được sử dụng hầu hết cho các cơng trình xây dựng kết cấu hạ tầng và một phần được sử dụng cho các cơng trình kinh tế. Về cơ bản đã có những bước cải thiện trong hệ kết cấu hạ tầng của nền kinh tế và vì vậy việc giao lưu kinh tế giữa các vùng miền đã có những cải thiện đáng kể.

Bên cạnh những thành tựu như đã đề cập ở trên, trên thực tế đã có nhiều cơng trình tiêu tốn hàng ngàn tỉ đồng nhưng không mang lại những tác động đáng kể cho sự phát triển của nền kinh tế. Trong số các dự án trọng điểm quốc gia, một số cơng trình do những tính tốn khơng kỹ đã không phát huy được tác dụng. Đã có hàng nghìn tỉ đồng đầu tư cho cơng trình, sau đó các cơng trình, nhà máy rơi vào tình trạng lỗ vốn, hoặc dở dang, hoặc khơng phát huy hiệu quả. Sự yếu kém trong quy hoạch, và nguyên tắc phân bổ ngân sách thiếu những cơ sở khoa học một mặt làm giảm hiệu quả đầu tư của nhiều cơng trình, mặt khác đang đe dọa sự tồn tại của nhiều công ty và những khoản nợ của các công ty này cũng đang đe dọa sự ổn định kinh doanh của các ngân hàng thương mại.

Bảng 2.14: Tỉ trọng vốn tài trợ các khoản đầu tư của khu vực nhà nước là vốn ngân sách

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Tỉ trọng (%)

43,6 44,7 43,8 45,0 49,5 54,4 54,1 54,2 61,8 64,3 44,8

Trong những năm qua, đầu tư từ khu vực nhà nước có tỉ trọng vốn từ ngân sách nhà nước ngày càng tăng, trong khi các khoản vay và vốn cổ phần doanh nghiệp đều giảm. Bảng trên cho thấy năm 2000, tỉ trọng đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách chỉ là 43,6% thì đến năm 2009 tỉ trọng này đã là 64,3%. Từ đây có thể hiểu là thâm hụt ngân sách những năm qua tăng lên chủ yếu bởi đầu tư công nhiều hơn. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là với mức đầu tư gây thâm hụt như vậy thì liệu khu vực này có mang lại hiệu quả tích cực hay lại gia tăng thêm nhập khẩu của nền kinh tế.

Về lý thuyết, đầu tư công khi hướng vào các ngành cung cấp các cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội sẽ tạo ra mơi trường kinh doanh thuận lợi, giảm chi phí sản xuất cho khu vực tư nhân. Theo cách này, đầu tư công sẽ thúc đẩy đầu tư tư nhân và gia tăng hiệu quả đầu tư của cả nền kinh tế. Như vậy, dù đầu tư công làm thâm hụt ngân sách nhưng vẫn nâng cao khả năng sản xuất nên có thể thúc đẩy xuất khẩu, giảm nhập khẩu. Tuy nhiên, đầu tư cơng gia tăng cũng có thể gây lấn át đầu tư tư nhân do nhu cầu của Chính phủ về hàng hóa và dịch vụ khiến nguồn vốn đắt hơn, từ đó hạn chế đầu tư tư nhân trong nền kinh tế. Ngoài ra, hiệu quả đầu tư của khu vực đầu tư công cũng thường thấp hơn khu vực tư nhân. Như vậy, đầu tư cơng có thể khiến giảm hiệu quả đầu tư của cả nền kinh tế và trong trường hợp đó thì chính sách đầu tư công lại làm trầm trọng thêm thâm hụt ngân sách và nhập siêu.

Đầu tư công của nước ta luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng số vốn đầu tư toàn xã hội, trong giai đoạn nền kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng, thì đầu tư cơng lại được đẩy mạnh hơn để tăng tổng cầu tránh suy thoái kinh tế. Năm 2009, tỉ trọng đầu tư công chiếm 40,6% tổng đầu tư toàn xã hội, năm 2010, tỉ trọng đầu tư của khu vực nhà nước tuy có giảm nhưng vẫn ở mức cao 38,9%. Tuy nhiên, mức độ đóng góp của khu vực công vào GDP lại chưa tương xứng, tỉ trọng đóng góp của khu vực nhà nước vào GDP chỉ là 35,13% năm 2009. Trong khi đó, khu vực ngồi nhà nước với tỉ trọng vốn đầu tư chỉ 33,9% trong năm 2009 nhưng lại đóng góp tới 46,53% vào tổng giá trị GDP.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường nguồn vốn tích lũy để công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam giai đoạn 2011 2020 (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)