Nhu cầu và những vấn đề đặt ra về nguồn vốn tích lũy để cơng nghiệp hóa, hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường nguồn vốn tích lũy để công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam giai đoạn 2011 2020 (Trang 72 - 75)

hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam đến năm 2020

Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020, Đảng ta đề ra: “Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 7 - 8%/năm” [15, trang 103]. Để đạt được mục tiêu đó, địi hỏi phải có một lượng vốn đầu tư để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.

mối quan hệ giữa tỉ lệ tích lũy vốn đầu tư và tốc độ tăng trưởng kinh tế, biểu hiện ở hệ số ICOR. Từ đó, ta xác định nhu cầu vốn đầu tư của nước ta giai đoạn 2011 – 2020 như sau:

- Giai đoạn 1991 - 1995, hệ số ICOR là 3,5 thì đến giai đoạn năm 2007 - 2008, hệ số này là 6,15; năm 2009, hệ số ICOR tăng vọt lên 8; năm 2010, hệ số này giảm xuống cịn 6,2. Như vậy, nếu tính trung bình ta lấy hệ số ICOR là 5 thì nhu cầu vốn đầu tư sẽ là 35 – 40% GDP (bằng cách ta lấy hệ số ICOR nhân với tốc độ tăng trưởng kinh tế).

- Tỉ lệ tiết kiệm nội địa của nước ta thời gian qua chưa đạt tới 30% GDP, nên chúng ta phải tích lũy vốn từ nước ngồi 5 – 10% GDP.

Nhưng từ phân tích thực trạng tại nước ta hiện nay, vấn đề không phải là tìm mọi cách huy động nguồn vốn tích lũy cao mà là vấn đề hiệu quả đồng vốn tích lũy. Từ đó những vấn đề đặt ra trong giai đoạn 2011 – 2020 là:

Thứ nhất, vấn đề nâng cao năng suất lao động xã hội. Năng suất lao động nước

ta cịn thấp, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế còn hạn chế, dẫn đến tích lũy vốn ít. Trong điều kiện tốc độ tăng trưởng kinh tế trong hai năm đầu gia nhập WTO (năm 2007 và 2008) là tương đối khả quan nhưng năng suất lao động của nền kinh tế vẫn khơng được cải thiện nhiều, thì sự suy giảm và chững lại của tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2009, 2010 và có thể trong vài năm tới sẽ còn làm chậm hơn nữa tốc độ tăng năng suất lao động nước ta.

Thứ hai, giải quyết các cân đối vĩ mô của nền kinh tế ảnh hưởng đến nguồn vốn tích lũy. Các mất cân đối lớn là: (1) cân đối giữa tích lũy và đầu tư (S – I), khi tích lũy

dưới 30% GDP, nhưng đầu tư trên 40% GDP gây ra tình trạng vay nợ cả của khu vực nhà nước và tư nhân khá nặng nề; (2) cân đối giữa thu và chi ngân sách, thâm hụt ngân sách và nợ công quốc gia ngày càng lớn gây tác động xấu đến vốn tích lũy của nền kinh tế; (3) cân đối xuất nhập khẩu, dù xuất khẩu tăng nhanh, nhưng nhập siêu quá lớn; (4) cân đối hàng - tiền, khi tổng phương tiện thanh toán được tung ra quá lớn (nhất là những biện pháp trợ giá và tín dụng ưu đãi lớn); (5) cân đối tồn bộ q trình tái sản xuất, trong việc tăng tiêu hao vật chất, nhập siêu, tiêu dùng của chính phủ và nhân dân cịn nhiều lãng phí, chưa tương xứng với khả năng của nền kinh tế.

Thứ ba, hiệu quả của nguồn vốn tích lũy. Tích lũy vốn đầu tư thời gian qua tuy

đạt khá nhưng đầu tư kém hiệu quả, chất lượng đầu tư thấp, đặc biệt là khu vực nhà nước đang là những vấn đề cần được giải quyết quyết liệt và có trách nhiệm. Vốn đầu

tư của khu vực kinh tế nhà nước luôn chiếm tỉ trọng cao trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội. Tuy nhiên, hiệu quả đầu tư là thấp và kém hơn rất nhiều các khu vực khác trong nền kinh tế.

Thứ tư, phát triển thị trường tài chính để tích lũy, phân phối và sử dụng vốn hiệu quả trong nền kinh tế. Thời gian qua, thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán nước ta phát triển thấp nên chưa đáp ứng được nhu cầu tích lũy vốn của nền kinh tế. Về thị trường vốn ngắn hạn hay còn gọi là thị trường tiền tệ. Nhìn chung thị trường này chưa phát triển và Ngân hàng Nhà nước chưa thực sự đóng vai trị can thiệp có hiệu quả vào thị trường này. Các cơng cụ điều hành chính sách tiền tệ, đặc biệt là cơng cụ dự trữ bắt buộc... thiếu linh hoạt. Các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng cạnh tranh với nhau tăng lãi suất huy động vốn một cách một chiều, tạo nguy cơ tiềm ẩn rủi ro cho chính các ngân hàng thương mại. Về thị trường chứng khoán: cho đến thời điểm này, mới chỉ có gần 100 cơng ty cổ phần niêm yết cổ phiếu trên trung tâm giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh là quá ít, tạo ra sự nghèo nàn hàng hóa trên thị trường chứng khoán. Cổ phiếu của các ngân hàng thương mại chưa được niêm yết và giao dịch cũng phần nào hạn chế tính sơi động của thị trường. Tính thanh khoản của thị trường chưa cao. Thơng tin chưa thật sự minh bạch.

Kết luận chương 2: Ở chương này, luận văn tập trung phân tích, đánh giá thực

trạng nguồn vốn tích lũy giai đoạn 1986 - 2010 để chỉ ra được những thành tựu, hạn chế, rút ra nguyên nhân của thành tựu và hạn chế. Trên cơ sở đó, luận văn đã đánh giá nhu cầu và những vấn đề đặt ra về nguồn vốn tích lũy để cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam đến năm 2020, cũng như bài học kinh nghiệm thực tiễn ở nước ta để làm nền tảng cho việc đề ra các giải pháp và kiến nghị nhằm hồn thiện và nâng cao hiệu quả chính sách tăng cường nguồn vốn tích lũy trong thời gian tới.

CHƯƠNG 3

QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

TĂNG CƯỜNG NGUỒN VỐN TÍCH LŨY ĐỂ CƠNG NGHIỆP

HĨA, HIỆN ĐẠI HĨA Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 - 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường nguồn vốn tích lũy để công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam giai đoạn 2011 2020 (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)